Nguyên nhân chủ quan: a Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 60 - 64)

1. phân loại theo khách hàng

2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan: a Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Hiện nay, ngoài việc áp dụng các quy định, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động tín dụng như: Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12 tháng 12 năm 1997, Quyết định 1627/2001QĐ-NHNN, quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN…. Eximbank còn có các văn bản nội bộ quy định quy chế cho vay, như: Quyết định số 19/EIB/HĐQT, quyết định số 16/EIB- TGĐ… , Điều lệ của ngân hàng TMCP XNK Việt Nam và các văn bản nội bộ khác. Tuy nhiên, các văn bản này (kể cả quy chế và các văn bản hướng dẫn) đều còn có điểm yếu là các quy định trong nó mang tính chung chung, các thuật ngữ sử dụng đôi khi chưa chính xác, do đó ngân hàng hay phải ban hành

các văn bản chỉnh sửa, bổ sung. Điều này gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong quá trình tìm hiểu và áp dụng vào thực tiễn các văn bản này, gây nên tình trạng hiểu nhầm hoặc cách hiểu, áp dụng khác nhau giữa các cán bộ tín dụng.

Khả năng thẩm định cho vay còn sơ sài, năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng còn hạn chế, trình độ quản lý chưa thật sự sâu sát, kiểm tra chưa thường xuyên nên chưa phát hiện kịp thời và có biện pháp sử lý sớm các sai sót trong hoạt động tín dụng.

Tình trạng cán bộ tín dụng còn quá coi trọng tài sản thế chấp và sai lầm khi coi tài sản thế chấp là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo an toàn tín dụng trong khi vay; nên khi khách hàng không có khả năng trả nợ, tài sản giảm giá, do đó khó phát mại và nợ thu hồi về không đủ trả gốc và lãi.

Đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng chưa tốt, vì lợi ích cá nhân họ đã "vẽ đường cho hươu chạy", thông đồng với doanh nghiệp để chiếm dụng vốn của ngân hàng, cố tình hiểu sai, làm sai các quy chế, quy định của ngân hàng để tham ô, lợi dụng.

Mối liên hệ và sự phối hợp của các cấp, các ngành đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn hạn chế, nên việc sử lý tài sản thế chấp, xử lý các vụ án và tổ chức thi hành án, phát mại tài sản còn chậm... là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn chưa được xử lý nhanh chóng dứt điểm.

Khoa học công nghệ thông tin áp dụng trong hệ thống ngân hàng Eximbank còn nhiều hạn chế. Hệ thống mạng lưới thông tin nội bộ chưa hoàn thiện, còn xảy ra nhiều lỗi, gây nên tình trạng lưu sai, lưu nhầm các thông tin về khách hàng cũng như nội dung, số tiền, loại tiền tệ khách hàng giao dịch. Gây lãng phí thời gian cho việc chỉnh sửa, đối chiếu, gây mất uy tín với khách hàng nếu ngân hàng không kiểm tra và phát hiện kịp thời.

Eximbank là ngân hàng chuyên về cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, do đó khách hàng tiềm năng và truyền thống của ngân hàng từ trước thường là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên trong những năm gần đây thành phần khách hàng của Eximbank có sự đa dạng hơn. Số lượng khách hàng cá nhân tăng lên đáng kể, do nhu cầu vay vốn cho tiêu dùng tăng cao. Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp đơn thuần thực hiện việc sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ… trong nội địa mà không có hoạt động ngoại thương cũng tăng lên. Việc đa dạng hóa về thành phần khách hàng là một đòi hỏi tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhưng điều này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp nói chung thì Eximbank có thể gặp

rủi ro tín dụng từ các nguyên nhân sau:

+ Các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay.

+ Khả năng quản lý kinh doanh kém, dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ nên không hoàn thành được nghĩa vụ đối với ngân hàng.

+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nơ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp VN. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

Hiện nay Eximbank đang cho vay khá nhiều đối với lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản, cũng như dịch vụ tài chính (các công ty môi giới, kinh doanh chứng khoán…). Tỷ lệ cho vay đối với hai lĩnh vực này thường chiếm 1/5 tổng doanh số cho vay. Đây là lĩnh vực tiềm tàng nhiều rủi ro do các đặc điểm đặc biệt về sản phẩm của loại hình kinh doanh này là nhiều biến động, và phụ thuộc nhiều vào tâm lí đám đông, đặc biệt là tại Việt Nam.

Đối với khách hàng là cá nhân: ngoài các nguyên nhân thường gặp, tại

Eximbank còn thấy những nguyên nhân sau:

+ Hệ thống chấm điểm đối với các khách hàng cá nhân hiện nay chưa được hoàn thiện nên khó có thể đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng cá nhân.

+ Việc khách hàng nộp cho ngân hàng các bằng chứng chứng minh năng lực trả nợ của khách hàng có thể bị làm sai một phần, hoặc làm giả gây ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.

+ Trình độ của mỗi cá nhân là khác nhau, do đó nhiều khách hàng có thể hiểu nhầm, hiểu sai hoặc không hiểu các quy định trong hợp đồng về phương thức, cách thức ngân hàng giải ngân, giám sát và thu nợ.

+ Tình trạng lừa đảo.

Tóm lại, Eximbank cần phải luôn phân tích, đánh giá rõ ràng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với từng khoản vay để có thể tìm ra những biện pháp khắc phục và tìm ra các biện pháp, đối sách đề phòng hạn chế rủi ro tín dụng do cùng nguyên nhân xảy ra lặp lại trong ngân hàng.

Kết luận chương II:

Nội dung chương II phản ánh thực trạng về rủi ro tín dụng của Eximbank hiện nay. Ta có thể thấy bên cạnh các thành tựu mà Eximbank đạt được trong công tác quản lí rủi ro tín dụng, như: có hệ số an toàn tín dụng cao, giảm được

tỷ lệ nợ xấu... thì bên cạnh đó ngân hàng này vẫn có những hạn chế nhất định, như: tỷ lệ nợ xấu vẫn cao hơn so với trung bình ngành, chính sách tín dụng chưa được hoạch định cụ thể, việc dự phòng tín dụng thiếu tính khoa học.... Điều này xảy ra là do các nguyên nhân dù là chủ quan hay khách quan, là nguyên nhân thuộc về ngân hàng hay không, thì nó đều tác động đến lợi nhuận cũng như uy tín của ngân hàng. Do đó cấn có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Điều này sẽ được nêu ra ở

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w