Phân tích theo loại tiền tệ:

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 39 - 44)

Bảng 7: Tình hình cho vay phân loại theo loại tiền tệ:

Đơn vị: triệu đồng

tiêu 2009/2008 2010/2009 số tiền (triệu VNĐ) tỷ lệ tăng, giảm (%) số tiền (triệu VNĐ) tỷ lệ tăng, giảm (%) cho vay bằng VNĐ 15.970.64 6 29.563.842 13.593.19 6 85,1 1 46.897.81 7 17.333.97 5 58,63 cho vay bằng vàng, ngoại tệ 5.261.552 8.818.013 3.556.461 67,59 15.450.552 6.632.539 75,22 tổng dư nợ 21.232.19 8 38.381.85 5 17.149.657 80,7 7 62.348.36 9 23.966.51 4 62,44

(Nguồn: báo cáo tài chính 2010)

Qua bảng trên ta thấy: tổng dư nợ cho vay năm 2008 đạt 21.232.198 triệu đồng, tổng dư nợ năm 2009 của Eximbank là 38.381.855 triệu đồng tăng 17.149.657 triệu đồng, khoảng 80,77% so với năm 2008. Năm 2010 tổng dư nợ cho vay của Eximbank vượt lên 23.966.514 triệu đồng so với năm 2009, tăng 62,44% để đạt mức 62.348.369 triệu đồng. Tốc độ gia tăng tổng dư nợ cho vay đều tăng mạnh qua các năm, điều đó chứng tỏ quy mô và uy tín của hệ thống ngân hàng TMCP XNK Việt Nam là khá vững chắc.

Theo phương thức phân loại khoản vay theo loại tiền tệ, dư nợ cho vay đối với mỗi loại đều tăng mạnh qua các năm.

+ Năm 2008, dư nợ cho vay đối với VNĐ đạt 15.970.646 triệu đồng, dư nợ cho vay đối với vàng, ngoại tệ đạt 5.261.552 triệu đồng.

+ Năm 2009, Eximbank cho vay ra nền kinh tế 29.563.842 triệu VNĐ tăng 13.593.196 triệu đồng, tương đương tăng 85,11% so với năm

2009. Cho vay bằng vàng và ngoại tệ năm 2009 đạt 8.818.013 triệu đồng, vượt 3.556.461 triệu đồng so với năm trước đó, tương đương khoảng 67,59%.

+ Năm 2010 ngân hàng cho vay số tiền bằng VNĐ tăng 17.333.975 triệu đồng, tức tăng 58,63% so với năm 2009, đạt mức 46.879.817 triệu đồng. Cho vay bằng vàng và ngoại tệ cũng tăng 6.632.529 triệu đồng, tăng khoảng 75,22% so với năm 2009.

Trong đó, cho vay bằng VNĐ có mức gia tăng lớn hơn cho vay bằng vàng và ngoại tệ lần lượt với mức tăng là 13.593.196 triệu đồng năm 2009 và 17.333.975 triệu đồng. Các mức tăng này đều lớn hơn từ 2,5 – 4 lần so với mức tăng của hoạt động cho vay bằng vàng và ngoại tệ. Đó là do mặc dù Eximbank là ngân hàng thiên về tài trợ xuất nhập khẩu nhưng đồng tiền chủ yếu dùng trong hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn là VNĐ.

Năm 2009 là năm mà tốc độ tăng trưởng cho vay bằng VNĐ có nhiều đột biến, tốc độ tăng đạt tới 85,11% trong khi đó tốc độ gia tăng cho vay bằng vàng và ngoại tệ chỉ đạt 67,59%. Điều này là do cuối năm 20008, khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới xảy ra, gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu, tuy vậy nền kinh tế Việt Nam lại ít bị ảnh hưởng hơn nên Eximbank đã hướng cho vay ra nền kinh tế nhiều hơn. Do vậy, tốc độ gia tăng các khoản cho vay bằng vàng và ngoại tệ thấp hơn tốc độ gia tăng cho vay bằng VNĐ.

Năm 2010 nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều ổn định trở lại, do đó tốc độ cho vay bằng vàng và ngoại tệ tăng ổn định.

2.2. Thực trạng RRTD tại Eximbank:

2.2.1. nhận dạng rủi ro tín dụng tại Eximbank:

Việc Eximbank có gặp phải rủi ro tín dụng hay không được phản ánh qua các mức nợ quá hạn, nợ xấu, các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng. Điều đó sẽ được đánh giá sau khi ta tiến hành các phân tích sau:

2.2.1.1. Đánh giá hệ số rủi ro tín dụng:

Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 03 nhóm : + Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu : là những

khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng nên ta có công thức sau:

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay x 100% Tổng tài sản có

Bảng 8: Hệ số rủi ro tín dụng của Eximbank từ 2008 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

tổng dư nợ cho vay 21.232 38.382 62.348 tổng tài sản có 48.248 65.448 131.128 hệ số rủi ro tín dụng 44,01% 58,65% 47,55%

(nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh 2009 – 2010)

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy hệ số rủi ro tín dụng của Eximbank năm 2010 là 47,55%, có nghĩa là giá trị của khoản mục tín dụng năm 2010 chiếm 47,55% giá trị tổng tài sản có. Hệ số này trong năm 2010 thấp hơn năm 2009, có nghĩa là khả năng gặp rủi ro tín dụng của Eximbank năm 2010 thấp hơn năm 2009.

Xét tương quan với các ngân hàng khác trong nền kinh tế ta có:

Bảng 9: So sánh hệ số RRTD giữa các ngân hàng

EIB CTG SHB ACB HBB

tổng dư nợ cho vay 62.348

231.435 24.302 87.195 16.194 5 24.302 87.195 16.194 tổng tài sản có 131.128 367.71 2 201.671 205.802 38.440 hệ số rủi ro tín dụng 47,55% 62,94% 12,05% 42,37 % 42,13%

(nguồn: báo cáo tài chính của các ngân hàng quý IV - 2010)

Hệ số rủi ro tín dụng của Vietinbank là cao nhất: 62,94%; ngân hàng có hệ số rủi ro tín dụng thấp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội: 12,05%. Tức là Vietinbank sẽ có khả năng gặp rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công Thương trong năm 2010 là cao nhất trong các ngân hàng trên, và khả năng gặp rủi ro tín dụng của SHB là thấp nhất. ngân hàng ACB và HBB đều có hệ số rủi ro tín dụng xấp xỉ 42% trong năm 2010. Eximbank có hệ số này là 47,55%, tuy có cao hơn ngân hàng ACB và HBB nhưng vẫn nằm ở vị trí trung bình trong các ngân hàng. Tức là hệ số này cho thấy Eximbank vẫn đảm bảo được an toàn trong kinh doanh mà vẫn theo đuổi được mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.

2.2.1.2. Sơ lược về khả năng an toàn vốn và tình hình nợ xấu củaEximbank: Eximbank: a. Khả năng an toàn vốn: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) = Vốn tự có x 100% Tổng tài sản “Có” rủi ro

Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống. Tỉ lệ này có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là ngân hàng đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

Dựa trên báo cáo thường niên năm 2009, và báo cáo tài chính năm 2010 ta có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hai năm tài chính 2009 và 2010 lần lượt là 26,87% và 21,35%. Theo Thông tư 13/2010/TT- NHNN, NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà các TCTD phải duy trì là 9%. Ta có thể thấy rằng hệ số này của Eximbank không những đảm bảo quy định của NHNN mà còn rất cao. Đó là vì vốn chủ sở hữu lớn và dư nợ tăng chậm các năm trước.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w