Tăng trưởng nguồn vốn nhằm đáp ứng đủ vốn cho số HSSV có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện được vay vốn.
Ngân hàng Chính sách xã hội thực sự là một Ngân hàng của chính phủ. Mục tiêu hoạt động vì mục tiêu người nghèo và các đối tượng chính sách, gắn lền với nhiệm vụ chính trị, khách hàng vay là người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn dùng để cho vay HSSV còn rất thấp. Nếu đáp ứng đủ số HSSV có hoàn cảnh khó khăn, đủ điều kiện vay thì còn thiếu rất nhiều. Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định, hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững, NHCSXH cần xây dựng chiến lược huy động vốn trung và dài hạn theo định hướng dưới đây:
+ Chủ động, độc lập tạo lập nguồn vốn để thay thế dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn 2% đi vay và nhận tiền gửi từ các NHTM. Theo lịch trình của Chính phủ đến năm 2008 các NHTM nhà nước sẽ được cổ phần hoá, nguồn vốn này sẽ có thể thay đổi.
+ Tạo lập nguồn vốn có lãi suất thấp từ các kênh huy động, có chính sách thu hút khách hàng, đa dạng về nguồn tiền gửi vãng lai, phát triển dịch vụ tiền gửi, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ mới.
+ Xây dựng một cơ chế huy động vốn trong toàn hệ thống để nâng cao khả năng cạnh tranh về chi phí huy động, mức độ biến động và khả năng đáp ứng kịp thời của mỗi nguồn vốn.
+ Đề nghị Chính phủ ban hành chính sách về huy động vốn theo hướng tăng cường nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp, nguồn vốn này phải chiếm phần lớn quỹ cho vay, tạo điều kiện từng bước giảm cấp bù chênh lệch lãi suất từ NSNN. Huy động vốn theo lãi suất thị trường phụ thuộc vào kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất. NHCSXH cần chuyển hướng huy động vốn sang các hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (hiện nay tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại các NHTM có lúc lên đến hơn 15.000 tỷ đồng, lãi suất các NHTM nhà nước trả 0,2%/tháng), huy động nguồn vốn ODA, nhận tiền gửi kiều hối và mở rộng các dịch vụ như: tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán bảo hiểm, cung ứng lao vụ ở nông thôn, đến tận hộ gia đình. Đặc biệt cần chú trọng khai thác dịch vụ nhận ủy thác cho vay các chương trình chỉ định của
các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Tiếp tục hoàn thiện các loại hình tiền gửi hiện có, đặc biệt lưu ý hoàn thiện các dịch vụ tiền gửi hiện đang được khách hàng ưa chuộng như: Tiền gửi lãi suất bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiền gửi có tham gia dự thưởng....
- Những năm tới, cần tăng cường chỉ đạo mở rộng dịch vụ tiền gửi thanh toán đến hộ gia đình, dịch vụ bảo hiểm, tiết kiệm… củng cố huy động tiền gửi các Tổ tiết kiệm và vay vốn, huy động tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Trong quản lý nguồn tiền gửi này để đảm bảo an toàn, tránh tham ô lợi dụng của các tổ trưởng tổ vay vốn, NHCSXH cần phải tổ chức quản lý tiền gửi đến từng thành viên, các giao dịch của cá nhân thành viên tổ vay vốn thực hiện giao dịch trực tiếp với NHCSXH không thông qua tổ trưởng tổ vay vốn. Hiện nay mỗi thành viên đã có một sổ tiền gửi tiết kiệm và vay vốn vì vậy NHCSXH chỉ cần tổ chức khâu hạch toán và theo dõi đến từng thành viên là hoàn thiện được nội dung quản lý này.
- Mở rộng các loại hình dịch vụ Ngân hàng theo hướng phát triển phù hợp với xu thế chung của các NHTM Việt nam hiện nay. Việc mở rộng các loại hình dịch vụ Ngân hàng là nhằm mục đích tăng nguồn thu và đa dạng hoá rủi ro, thu hút khách hàng, tận dụng các cơ sở vất chất kỹ thuật, bộ máy con người hiện có để có thêm nguồn thu, tăng thêm tính tiện ích cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền và thực hiện các dịch vụ thanh toán qua NHCSXH.