Giới thiệu về NHCSXH Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 42 - 53)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH Việt Nam

2.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời

Thực hiện chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo, trong suốt nhiều năm qua, Chính phủ đã triển khai thực hiện nhiều chính sách và phương thức quản lý khác nhau về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, như giao cho các Ngân hàng Thương mại Nhà nước cho vay ưu đãi đối với các tổ chức và dân cư thuộc vùng núi cao, hải đảo, vùng đồng bằng Khơ me sống tập trung (1986-2002), thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo (năm 1993-1994), tổ chức Ngân hàng phục vụ Người nghèo nằm trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1995-2002).

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm … đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo’’.

(Nguồn: Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010).

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X về chính sách cho vay đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác, từ kinh nghiệm thực tế và trên cơ sở xem xét Đề án của Ngân hàng Nhà nước về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng chính sách ra khỏi Ngân hàng thương mại, ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối

với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 01/10/2002 thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo (Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

Sự ra đời của NHCSXH là mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, tập trung một đầu mối để Nhà nước huy động toàn lực lượng xã hội chăm lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có cơ hội vươn lên ổn định cuộc sống, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành

NHCSXH được Nhà nước xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách pháp nhân, thời gian hoạt động là 99 năm, bắt đầu từ 01/01/2003.

a) Về cơ cấu tổ chức

NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức của NHCSXH gồm:

- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội; - 01 Sở giao dịch;

- 63 Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Trung tâm Công nghệ thông tin NHCSXH;

- Trung tâm đào tạo NHCSXH;

- 606 Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Những nơi cần thiết thì thành lập Chi nhánh NHCSXH cấp huyện;

- 10.859 điểm giao dịch lưu động cấp xã trên 11.118 xã, phường; - 203.538 Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, bản.

b) Về quản trị và điều hành (Sơ đồ 1.1) - Quản trị NHCSXH là Hội đồng quản trị.

Tại trung ương HĐQT có 12 thành viên, gồm 10 thành viên kiêm nhiệm và 02 thành viên chuyên trách. 10 thành viên kiêm nhiệm là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, đại diện có thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 02 thành viên chuyên trách gồm: 01 Ủy viên giữ chức Tổng Giám đốc, 01 Ủy viên giữ chức Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT NHCSXH là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập BĐD HĐQT Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Chủ tịch Ủy bản nhân dân cùng cấp quyết định nhân sự Ban đại diện Hội đồng quản trị.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của NHCSXH TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TGĐ

Ban đại diện HĐQT tỉnh, Thành phố

Các chi nhánh Tỉnh, Thành phố

Phòng giao dịch cấp huyện Ban đại diện HĐQT quận, huyện

Đơn vị nhận uỷ thác

c

Tổ Tiết kiệm và Vay vốn

Người vay Người vay Người vay Người vay

THƯỜNG TRỰC HĐQT

BAN KIỂM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SOÁT HĐQT BAN CHUYÊN GIA TƯ VẤN HĐQT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG, BAN TẠI HÔI SỞ SỞ GIAO DỊCH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRUNG TÂM CNTT

Hiện nay NHCSXH có 63 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, cấp huyện là 662.

- Điều hành hoạt động NHCSXH là Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của NHCSXH. Giúp việc Tổng Giám đốc có một số Phó Tổng Giám đốc.

2.1.2. Tình hình hoạt động của NHCSXH Việt Nam giai đoạn 2009-2012

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Trong những năm qua, mặc dù NHCSXH có những khó khăn nhất định, đặc biệt thời kỳ đầu mới được thành lập, cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, trong bối cảnh tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt, nguồn vốn huy động của các Ngân hàng liên tục có những biến động, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, NHCSXH đã đạt được nhiều thành tích trong công tác huy động vốn.

Qua mười năm thực hiện chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước vào một đầu mối, NHCSXH bước đầu tạo được nguồn lực tài chính, bảo đảm cho việc thực hiện các kênh tín dụng chính sách không bị gián đoạn, các nguồn vốn được khai thác đa dạng và đã có tốc độ gia tăng đáng kể. Trong đó nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng 34%- 37% trên tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước (tiền gửi 2%), chiếm 47% tổng nguồn vốn năm 2009 và chiếm 26% tổng nguồn vốn năm 2012. Nguồn vốn này tuy lãi suất cao nhưng ổn định, mặt khác lại không phải dự trữ thanh toán, đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán của NHCSXH. Kết quả hoạt động huy động vốn của NHCSXH giai đoạn 2009-2012 được phản ánh tổng quát qua bảng 2.1, trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư của địa phương năm 2012 đạt 4.383 tỷ đồng tăng 1.496 tỷ đồng so với năm 2009. Đây là kết quả đáng khích lệ chứng tỏ Uỷ ban nhân dân các cấp đã tin tưởng chuyển vốn cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Bảng 2.1: Nguồn vốn và cơ cấu của NHCSXH Đơn vị tính: Triệu đồng Cơ cấu vốn 2009 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) ST Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) a. Vốn từ Ngân sách Nhà nước 26.283.618 35 33.795.618 37 36.795.618 34 42.096.481 34 b. Vốn huy động 1.124.738 2 1.975.014 2 2.843.140 3 4.046.408 3 c. Vốn vay 34.997.319 47 32.521.007 35 35.608.132 33 31.328.584 26 d. Vốn nhận tài

trợ uỷ thác đầu tư 2.886.416 4 3.359.569 4 4.022.168 4 4.382.848 4 đ. Phát hành giấy

tờ có giá 2.000.000 3 11.000.000 12 18.297.000 17 27.527.000 23 e. Vốn khác 7.054.682 9 9.147.961 10 9.880.891 9 12.878.949 11

Tổng nguồn vốn 74.346.773 100 91.799.169 100 107.446.949 100 122.260.270 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH

Đến 31/12/2012 tổng nguồn vốn của NHCSXH là 122.260 tỷ đồng, tăng 47.913 tỷ đồng gấp 1,6 lần so với năm 2009. Nguồn vốn của NHCSXH từ khi thành lập đến nay liên tục tăng trưởng đã góp phần hoàn thành tốt mục tiêu về tăng trưởng tín dụng.

Đạt được kết quả đó là do NHCSXH đã có nhiều biện pháp tăng cường khả năng huy động nguồn vốn:

- Đã thiết lập được mạng lưới thực hiện công tác huy động vốn trong toàn hệ thống thông qua thiết lập mạng lưới chi nhánh từ Trung ương đến cấp huyện với 63 NHCSXH cấp tỉnh, thành phố với hơn 600 phòng giao dịch cấp huyện. Chính điều đó đã giúp cho NHCSXH tận dụng được nguồn vốn huy động tại địa phương, hỗ trợ và giảm bớt gánh nặng huy động vốn cho NHCSXH cấp trên.

- Mặc dù vốn điều lệ được cấp hàng năm bổ sung vào nguồn vốn của NHCSXH nhưng không vì thế mà ngân hàng dựa vào nguồn vốn đó. NHCSXH vẫn

tiếp tục phát huy năng lực và tìm kiếm nguồn nhằm đáp ứng cho hoạt động của mình. Điều này khẳng định được uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao tạo được sự tín nhiệm đối với các tổ chức cũng như ngân hàng khác.

- NHCSXH đã từng bước thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn, tỷ trọng về vốn không quá tập trung vào một nguồn nào đó và nguồn vốn có tính ổn định về mặt thời gian huy động chiếm tỷ lệ cao hơn như vốn điều lệ, tiền gửi 2%, vốn nhận ủy thác cho vay.

- NHCSXH đã huy động, tranh thủ được một số nguồn vốn với chi phí đầu vào thấp, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, khai thác các nguồn vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi như: nguồn vốn cấp bổ sung vốn điều lệ từ NSNN, vốn vay từ KBNN … nhằm góp phần giảm chi phí đầu vào và giảm cấp bù từ NSNN. Mặt khác, thông qua việc mở rộng hoạt động nhận dịch vụ cho vay ủy thác, NHCSXH đã tiếp nhận được một số vốn cho vay đáng kể.

- Việc huy động nguồn vốn có yếu tố nước ngoài đã và đang ngày càng được trú trọng. NHCSXH luôn tìm cách tiếp cận với nguồn vốn từ nước ngoài, đây là một kênh đóng góp không nhỏ vào nguồn vốn cho vay của NHCSXH, giúp cho có nhiều người được tiếp cận với tín dụng ưu đãi hơn. 2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn

Qua mười năm hoạt động, tình hình sử dụng vốn của NHCSXH đã có sự thay đổi đáng kể với việc tăng lên không ngừng về danh mục tín dụng, qui mô tổng dư nợ, phù hợp với việc tăng lên về kết cấu nguồn vốn của NHCSXH.

NHCSXH ngày càng được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao cho các chương trình tín dụng để truyền tải vốn đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm ổn định xã hội.

Số liệu trong bảng 2.2 cho thấy dư nợ của NHCSXH đã tăng trưởng liên tục trong bốn năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16%. Đặc biệt trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ của NHCSXH đạt 23,12% so với năm 2009. Dư nợ một số chương trình tín dụng ngày càng tăng lên cả về số lượng lẫn quy mô như

chương trình cho vay hộ nghèo, HSSV, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn…

Tổng dư nợ tăng lên qua từng năm và số chương trình cho vay cũng được đa dạng hơn. Điều đó chứng tỏ hoạt động cho vay của NHCSXH ngày càng được mở rộng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tín dụng đối với người nghèo chiếm phần lớn trong tổng danh mục tín dụng của NHCSXH, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 40%. Cho vay HSSV với tỷ trọng trên tổng dư nợ tăng dần qua các năm (từ 25,09% năm 2009 lên đến 31% năm 2012) và trở thành chương trình tín dụng có dư nợ lớn đứng thứ hai sau chương trình tín dụng đối với người nghèo.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH Đơn vị tính: Triệu đồng ST T Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1 Cho vay hộ nghèo 32.401.85

1 44,59 36.164.43 0 40,42 38.481.801 37,10 41.560.280 36,48 2 Cho vay HSSV 18.230.85 6 25,09 26.052.01 4 29,12 33.446.486 32,24 35.802.269 31,43

3 Cho vay giải quyết việc làm 4.024.665 5,54 4.598.285 5,14 5.204.482 5,02 5.662.849 4,97 4 Cho vay XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài 776.574 1,07 722.143 0,81 614.908 0,59 458.175 0,40 5 Cho vay trả chậm nhà ở cho hộ dân ĐBSCL và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tây Nguyên 580.357 0,80 598.457 0,67 686.033 0,66 743.108 0,65

6 Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông

thôn 5.496.791 7,57 6.956.824 7,78 8.540.248 8,23 10.631.286 9,33

7 Cho vay hộ nghèo về nhà ở 765.774 1,05 2.208.021 2,47 3.334.767 3,21 3.832.712 3,36 8 Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFW) 192.050 0,26 211.478 0,24 194.602 0,19 175.852 0,15 9 Cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng KK 9.248.700 12,73 10.309.97

6 11,52 11.014.574 10,62 12.870.915 11,30

10 Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

theo QĐ 32 359.285 0,49 431.491 0,48 533.741 0,51 495.948 0,44 11 Cho vay khác 583.301 0,80 1.208.369 1,35 1.679.766 1,62 1.687.670 1,48 TỔNG DƯ NỢ 72.660.20 4 100 89.461.48 9 100 103.731.40 6 100 113.921.06 4 100 Tỷ lệ tăng trưởng tổng DN 16.801.28 23,12 14.269.918 16 10.189.658 9,82

5

Cho vay HSSV đang là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ vì tri thức là quan trọng và HSSV chính là thế hệ tương lai của đất nước. Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn cũng là một danh mục chủ yếu trong hoạt động tín dụng của NHCSXH hàng năm chiếm khoảng từ 10% đến 12% tổng dư nợ. Điều đó chứng tỏ hoạt động cho vay của NHCSXH ngày càng được đa dạng hoá nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần đáng kể vào mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và ổn định xã hội.

2.1.2.3. Một số hoạt động khác của NHCSXH a) Hoạt động ngoại hối và quản lý dự án

Hoạt động đối ngoại và quản lý dự án của NHCSXH tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển, NHCSXH tiếp tục chủ động duy trì tốt với các tổ chức như: Ngân hàng thế giới (WB), Hiệp hội các tổ chức tín dụng Châu Á – Thái Bình Dương (APRACA), cơ quan phát triển Pháp (AFD), tổ chức phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD), tổ chức ADETEF (Pháp), Quỹ hỗ trợ dân sinh Nhật Bản (NLFC), các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các quỹ độc lập (FORD)…

Hoạt động đối ngoại và quản lý dự án đã giới thiệu NHCSXH đối với các cơ quan, tổ chức tài chính nước ngoài tạo sự hiểu biết tốt hơn giữa NHCSXH và các tổ chức nước ngoài, đưa NHCSXH hội nhập sâu rộng vào hoạt động của các tổ chức tín dụng vì nông nghiệp, nông thôn và người nghèo trên thế giới và khu vực, công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại tiếp tục được đổi mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo, quảng bá rộng rãi hoạt động của NHCSXH tới các đối tác trong và ngoài nước, cũng như tranh thủ sự hỗ kỹ thuật, thu hút các nguồn đầu tư của các tổ chức từ nước ngoài cho NHCSXH dưới nhiều hình thức khác nhau.

b) Hoạt động đầu tư

Do hoạt động của NHCSXH chủ yếu là thực hiện tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, vì vậy phần lớn nguồn vốn của NHCSXH dành để cho vay và để đảm bảo dự trữ thanh toán dưới dạng tiền mặt và tiền gửi tại các

Ngân hàng. Các khoản đầu tư trên thị trường tài chính, thị trường tiền tệ của NHCSXH từ khi thành lập đến nay chưa có phát sinh.

c) Hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 42 - 53)