Các hình thức cho vay học sinh, sinh viên

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 27 - 28)

Để thực hiện chuyển tải nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính phủ đến với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, NHCSXH có thể áp dụng các hình thức cho vay sau: 1.2.4.1. Ủy thác cho vay

Do địa bàn hoạt động của NHCSXH chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đường xá đi lại hết sức khó khăn trong khi đó món cho vay các đối tượng thường nhỏ vì vậy chi phí quản lý rất lớn, việc quản lý bị phân tán và việc thực hiện đối với các cán bộ cũng là một vấn đề có nhiều khó khăn, nên NHCSXH thực hiện chuyển tải vốn đến người vay chủ yếu thông qua phương thức ủy thác cho vay.

Việc ủy thác cho vay thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhằm hạn chế việc tăng quy mô bộ máy tổ chức của NHCSXH, đồng thời tận dụng bộ

máy vốn có của các tổ chức nhận ủy thác, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước hàng năm để nuôi bộ máy NHCSXH.

Tuy nhiên, đối với phương thức cho vay này, có mặt lợi là chi phí để thực hiện cho vay tiết kiệm, cộng đồng trách nhiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo, nhưng phương thức này quản lý khó khăn hơn, dễ bị phân tán, hạn chế trong việc huy động vốn.

1.2.4.2. Cho vay trực tiếp

Đây là hình thức NHCSXH chủ động thực hiện việc giải ngân tới các hộ gia đình, các chủ dự án, bỏ khâu giải ngân qua tổ chức trung gian nhằm tận dụng màng lưới tổ chức, đào tạo cán bộ, tiết kiệm chi phí quản lý, nâng cao dần chất lượng hoạt động của toàn hệ thống.

Việc cho vay trực tiếp đến khách hàng là vì: Một mặt tạo tiền đề để phát triển các chức năng kho quỹ, chức năng thanh toán, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; mặt khác, nhằm tận dụng màng lưới tổ chức, cán bộ, phượng tiện và công cụ điều hành mà Hội đồng quản trị NHCSXH, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã cho phép thực hiện để tăng thu, tiết kiệm chi, giảm cấp phát từ Ngân sách Nhà nước, từng bước tiến tới tự lực chi phí quản lý ngành, đứng vững trên đôi chân của mình. Chính vì vậy, đây là việc làm rất cần thiết cần được triển khai, đặc biệt là đối với các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.

Tuy nhiên, đối với phương thức cho vay này khi cho vay phải quản lý vốn chặt chẽ hơn, nghiệp vụ chuyên sâu hơn sẽ phát huy hiệu quả đồng vốn tốt hơn và tiếp cận xã hội trên diện rộng nên thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn. Nhưng chi phí để thực hiện việc cho vay tốn kém hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 27 - 28)