Từ đặc điểm của chất lượng cho vay đối với HSSV như đã phân tích có thể đưa ra một số tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng tín dụng chính sách đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể như sau:
1.3.2.1. Chỉ tiêu định lượng
a. Qui mô tín dụng đối với HSSV
Qui mô tín dụng thể hiện ở 2 chỉ tiêu: Tỷ trọng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với HSSV.
+ Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV: Tỷ trọng dư nợ tín dụng
đối với HSSV = Dư nợ tín dụng HSSV Tổng dư nợ tín dụng x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đối với HSSV của Ngân hàng Chính sách so sánh với việc cho vay các đối tượng khác. Nếu chỉ tiêu này phản ánh việc NHCSXH có tập trung vào việc cho vay đối với HSSV và bên cạnh đó còn mở rộng cho vay các đối tượng khác nhằm mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo toàn diện.
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với HSSV: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với HSSV qua các năm.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với HSSV =
Dư nợ tín dụng HSSV năm sau x 100% Dư nợ tín dụng HSSV năm trước
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với HSSV phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc chuyển tải vốn tới HSSV và có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng.
b) Số lượng khách hàng
Chỉ tiêu số lượng HSSV được vay vốn ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá về sự tiếp cận của khách hàng HSSV đối với công tác tín dụng.
Công thức tính:
Tổng số lượt HSSV được vay vốn =
Lũy kế số lượt HSSV được vay đến cuối kỳ
trước
+ HSSV được vayLũy kế số lượt trong kỳ báo cáo
Chỉ tiêu lũy kế số lượt HSSV vay vốn được tính lũy kế từ lượt vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.
Đối với NHCSXH, trong điều kiện còn rất nhiều đối tượng chính sách chưa được tiếp cận với nguồn vốn chính thức của ngân hàng đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của NHCSXH trong hoạt động tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
- Tỷ lệ HSSV phân theo cấp bậc đào tạo, đối tượng thụ hưởng và vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của công tác tín dụng chính sách đối với HSSV ở từng cấp bậc đào tạo, theo từng đối tượng thụ hưởng và từng vùng kinh tế trong cả nước. Thông qua vay vốn ngân hàng, HSSV có điều kiện vươn lên học tập tốt nhằm nâng cao địa vị xã hội, giảm bớt sự thiếu hụt cán bộ, rút dần khoảng cách chênh lệch về dân trí giữa các vùng miền.
Công thức tính tỷ lệ HSSV phân theo cấp bậc đào tạo được vay vốn Ngân hàng:
Tỷ lệ HSSV phân theo từng cấp bậc đào tạo được vay vốn
Ngân hàng
=
Tổng số HSSV phân theo từng cấp bậc đào tạo được vay vốn Ngân hàng
Tổng số HSSV vay vốn
Công thức tính tỷ lệ HSSV phân theo đối tượng thụ hưởng được vay vốn Ngân hàng:
Tỷ lệ HSSV phân theo đối tượng thụ hưởng được vay
vốn Ngân hàng
=
Tổng số HSSV phân theo đối tượng thụ hưởng được vay vốn Ngân hàng
Tổng số HSSV vay vốn
Tỷ lệ HSSV theo từng vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng =
Tổng số HSSV theo từng vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng
Tổng số HSSV vay vốn c) Nợ quá hạn
- Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HSSV của NHCSXH
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong quá trình nâng cao chất lượng cho vay đối với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào, bởi nó phản ảnh việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng.
Công thức tính: Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn HSSV x 100% Tổng dư nợ tín dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản vay bị HSSV sử dụng sai mục đích hoặc không có hiệu quả, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do không thu hồi được. Một bộ phận của nợ quá hạn mà ngân hàng phải quan tâm là nợ khó đòi, đó là một lời cảnh báo cho ngân hàng rằng hy vọng thu lại tiền cho vay trở lên mong manh. Nợ quá hạn tăng sẽ làm giảm khả năng tài chính của ngân hàng, sự phát triển bền vững trong hoạt động ngân hàng bị ảnh hưởng.
Hiện có hai quan điểm khác nhau xác định nợ quá hạn:
(1) Nợ quá hạn được xác định là khoản nợ do khách hàng sử dụng sai mục đích xin vay, các khoản nợ đến hạn nhưng khách hành cố tình không trả hoặc đến kỳ hạn cuối cùng hộ vay không trả được gia hạn nợ.
(2) Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn.
Thực tế, trước đây các NHTM thực hiện chuyển nợ quá hạn theo quan điểm (1). Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước quy định các NHTM áp dụng quan điểm (2) khi chuyển nợ quá hạn, quan điểm này phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đặc điểm quan trọng trong cho vay HSSV là đối tượng khách hàng rộng lớn, món vay nhỏ, ra trường chưa kiếm được việc làm hoặc đi kiếm việc làm ở nơi xa thiếu trách nhiệm trả nợ nên không tránh khỏi nợ quá hạn. Tuy nhiên, đối với các món cho vay HSSV, việc phân tích nguyên nhân rủi ro, tìm biện pháp giải quyết. HSSV phần lớn là rất sòng phẳng, họ không thể trả được nợ chủ yếu là do chưa kiếm được việc làm, do các nguyên nhân khách quan hoặc chưa có kinh nghiệm trong làm ăn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận sử dụng vốn vay sai mục đích, cố ý chây ỳ không trả nợ.
1.3.2.2. Một số chỉ tiêu định tính
Thể hiện ở tính hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội. Mục tiêu tối cao của tín dụng chính sách là xoá đói, giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội. Do đó, chất lượng tín dụng chính sách đối với HSSV thể hiện ở việc Ngân hàng giúp cho HSSV có được sự hỗ trợ cần thiết về vốn vay để đảm bảo điều kiện theo học tại trường, từ đó đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo và ổn định chính trị - kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo, ổn định chính trị.
- Khả năng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với vốn tín dụng chính sách: đây là một kênh tín dụng hữu ích đối với HSSV nhưng họ không dễ tiếp cận được vì đa số gia đình HSSV thường bị hạn chế về thông tin, họ thường thiếu các phương tiện truyền thông, đặc biệt là những hộ sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo,...thì cơ hội nắm bắt thông tin là rất khó. Do vậy, gia đình HSSV có được sự hiểu biết về vốn tín dụng chính sách và dễ dàng tiếp cận với vốn tín dụng chính sách thì cần phải có chương trình giới thiệu qua kênh thông tin đại chúng, các hình thức tuyên truyền, giới thiệu phù hợp với từng địa bàn, từng vùng, tổ chức mạng lưới giao dịch theo hướng thuận tiện, dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng chính sách cũng góp phần nâng cao chất lượng cho vay đối với HSSV có HCKK.
- Những phản hồi qua ý kiến của chính những người tiếp nhận nguồn vốn này. Nếu những phản hồi khi tiếp nhận nguồn vốn là tốt như: sử dụng vốn đúng mục đích, tâm lý của những HSSV khi vay vốn giúp các em yên tâm hơn trong học tập, những ý kiến phát biểu của hộ vay vốn tín dụng là sự hài lòng tin tưởng vào đường lối và hoạt động của đảng, Nhà nước thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của NHCSXH là hiệu quả. Ngược lại, khi vốn cho vay thường không sử dụng đúng mục đích như học sinh, sinh viên dùng tiền đấy để ăn chơi, tiêu xài không chú tâm cho việc học hành mà phải nghỉ học, thì nguồn vốn đó chu cấp không có hiệu quả