2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Nhận thức được vai trò và những ưu thế của một NHTM khi có được quy mô nguồn vốn lớn và ổn định, SHB đã hết sức quan tâm và tăng cường các hoạt động huy động và cải thiện cơ cấu nguồn vốn. Hàng loạt các giải pháp quan trọng
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT
BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ VĂN PHÒNG HĐQT BAN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG UB QUẢN LÝ RỦI RO UB NHÂN SỰ HĐ ĐẦU TƯ
CÁC CHI NHÁNH, CÔNG TY CON
P. KIỂM SOÁT, HỖ TRỢ N.VỐN & ĐẦU TƯ
VĂN PHÒNG TGĐ
BAN KẾ HOẠCH & THÔNG TIN QUẢN TRỊ
BAN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
P. QUẢN LÝ RỦI RO P. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
HĐ TÍN DỤNG P. QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ - CÓ HĐ XỬ LÝ RR KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHỐI NGUỒN VỐN KHỐI VẬN HÀNH KHỐI QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI CNTT KHỐI PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRUNG TÂM KINH DOANH KHỐI QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH BAN THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
BAN QUẢN LÝ & XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ
KHỐI ĐÀU TƯ
đã được SHB nghiên cứu và tổ chức thực hiện trong giai đoạn này. Trên thực tế, những cố gắng quan trọng nhất đã phát huy tác dụng tích tích cực đối với củng cố và gia tăng nguồn vốn của SHB trong thời gian 2008-20012 (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn 2008-2012
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Tiền gửi các
TCKT 3.803 32 4.501 17 8.095 18 13.797 22 26230 25 Tiền gửi các
TCTD, Kho bạc 2.235 19 9.943 37 13.272 29 15.909 26 21.777 21 - Tiền gửi dân
cư 5.705 49 12.171 46 24.284 53 32.194 52 55.738 54 Tổng nguồn vốn
huy động 11.743 100 26.615 100 45.651 100 61.900 100 103.745 100 Tốc độ tăng
trưởng - - 14.872 227 19.036 172 16.249 136 41.845 168
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2008-2012 của SHB)
Bảng 2.1 trên cho thấy nguồn vốn huy động hàng năm trong suốt giai đoạn 2008-2012 đều tăng và tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn trong cả 5 năm đạt 175%/năm và SHB là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng huy động vốn ấn tượng so với các ngân hàng TMCP khác. Đáng chú ý là nguồn vốn huy động từ dân cư luôn đạt tốc độ tăng trưởng rất cao và ổn định, cho thấy SHB luôn bám sát công chúng và có những sản phẩm tiết kiệm rất phù hợp với khách hàng.
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Trong giai đoạn 2008-2012, SHB đã tập trung phát triển các hoạt động sử dụng vốn chủ yếu như cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng, trong đó hoạt động cho vay là chủ yếu (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng 2008-2012
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Số
tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ cho vay KHCN
1.559 26 3.072 24 10.487 43 9.076 31 15.937 28 Dư nợ cho vay KHDN 4.654 74 9.757 76 13.888 57 20.086 69 41.003 72
Tổng dư nợ 6.253 100 12.829 100 24.375 100 29.162 100 56.940 100
Tốc độ tăng trưởng dư
nợ - - 6.576 205 11.547 190 4.786 120 27.778 195 Dư nợ trung, dài hạn 3.092 49 5.273 41 8.780 36 10.648 37 24.712 43 Nợ xấu 75 1,2 359 2,8 341 1,4 650 2,2 5.011 8,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2008-2012 của SHB)
Tương ứng với tăng trưởng của huy động vốn, Bảng 2.2 cho thấy, hoạt động tín dụng của SHB luôn tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2008-2012. Trong năm 2012 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt tới là 195% (bao gồm dư nợ của HBB khi sáp nhập vào SHB), trong đó dư nợ ngắn hạn 32.228 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 57% trên tổng dư nợ, dư nợ trung, dài hạn 24.712 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 43% trên tổng dư nợ. Điều này cho thấy thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của SHB luôn được duy trì ổn định và có khả năng tăng trưởng tốt kể cả trong những bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, SHB cần tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng Doanh nghiệp nhà nước, các Tập đoàn kinh tế lớn sang đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tập trung hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn.
Chất lượng tín dụng cũng là vấn đề luôn được SHB chú trọng và quan tâm đúng mức. Cùng với việc tăng quy mô tín dụng, chất lượng tín dụng cũng không ngừng được cải thiện, qua các năm 2008-2011 tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn chung, lần lượt là 1,2%, 2,8%, 1,4%, 2,2%. Riêng năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng rất cao 8,8%, do phải gánh 4.385 tỷ đồng nợ xấu của HBB chuyển sang trong quá trình sáp nhập. Việc xử lý nợ xấu đang là ưu tiên hàng đầu của SHB trong giai đoạn tới đây.
Như đã được đề cập trên đây, do nhận thức rõ việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính luôn mang lại thu nhập và hạn chế mức độ rủi ro, do vậy trong giai đoạn 2008-2012, SHB đã rất ưu tiên đầu tư phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Ngoài những dịch vụ trung gian truyền thống như thanh toán, chuyển tiền, cung cấp dịch vụ bảo lãnh, v.v… Đồng thời cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, như dịch vụ thẻ các loại, dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ vấn tin tài khoản (Phone banking), ngân hàng tại nhà (Home hoặc Mobile banking),… nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.
Tuy nhiên, việc phát triển các loại hình dịch vụ trung gian tài chính, đặc biệt là các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, sự phát triển kinh tế xã hội và trình độ dân trí. Kết quả là tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng thu hoạt bình quân năm của SHB chỉ đạt 6,8%, con số quá thấp so với các ngân hàng ACB, EXIM, TECH có mức thu nhập từ dịch vụ chiếm khoảng 25-30 % tổng thu nhập.
Bảng 2.3: Thu dịch vụ ròng của SHB 2008-2012
Đơn vị: Tỷ đồng,%
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Thu dịch vụ ròng 14 39 126 256 193 Thu DV ròng/Tổng thu (%) 2,9 4,6 8,5 11,5 6,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2008-2012 của SHB)
2.1.3.4 Mạng lưới phân phối sản phẩm, mạng lưới ngân hàng đại lý:
Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động là nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, đến nay SHB đã có 317 điểm giao dịch trong đó gồm 1 Trụ sở chính, 46 Chi nhánh và các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm các tỉnh, thành phố trong cả nước và 02 Chi nhánh tại nước ngoài là Chi nhánh Phnompenh Campuchia và Chi nhánh Lào.
SHB đã thiết lập được mạng lưới Ngân hàng Đại lý trên khắp thế giới với tổng số 380 đại lý tại các Châu lục: Châu Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi với các tên tuổi lớn như City Bank, Bank of New York, Deutsche Bank, Korea Exchange Bank, Bank of China, Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Wells Fargo Bank N.A, Bank of India,…Mở rộng dịch vụ nhận tiền ngay trong ngày với thị trường Hàn Quốc và Đài Loan, sản phẩm Relay LC hợp tác với ngân hàng Bank of NewYork Mellon.
Kết quả các mặt hoạt động kinh doanh cơ bản của SHB trong giai đoạn 2008-2012 có thể được phản ánh tóm tắt trong Bảng 2.4 thông qua một số các chỉ tiêu tài chính quan trọng.
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2008- 2012
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng thu 478 861 1.486 2.228 2.939 Tổng chi 191 338 680 1.126 1.680 Chênh lệch thu- chi (trước DPRR) 287 513 806 1.102 1.261 Trích lập DPRR 18 109 221 172 667
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của SHB 2008 - 2012)
Những kết quả đạt được như trong Bảng 2.4 không chỉ với những nỗ lực cố gắng mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh mà còn là kết quả của những cố gắng trong quản lý điều hành SHB.
SHB đã vận dụng sáng tạo quy định về lãi suất và chủ động điều hành, điều chỉnh lãi suất, trên cơ sở đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào kết hợp với các chính sách khuyến mại để đảm bảo lãi thực dương cho người gửi tiền cũng như đảm bảo thu nhập từ lãi cho vay. Đây là động lực quan trọng tác động và thúc đảy mạnh mẽ đến quy mô và hoạt động của SHB trong giai đoạn này.
Bảng 2.4 cũng cho thấy tình hình thực hiện các chỉ tiêu về tài chính của SHB trong giai đoạn 2008-2012 và các chỉ tiêu này đã phản ánh sự tăng trưởng khá tốt. Chênh lệch thu - chi năm sau đều tăng so với năm trước. Như đã đề cập trên đây, trong năm 2012 nợ xấu tăng cao, SHB phải trích lập dự phòng rủi ro với quy mô tương ứng, đã làm tăng chi phí, giảm mạnh thu nhập và lợi nhuận.
Tóm lại, dù có những hạn chế nhất định về tình hình hoạt động và thực hiện các chỉ tiêu tài chính năm 2012, song về cơ bản hoạt động của SHB giai đoạn 2008- 2012 có thể được đánh giá là tốt. Hoạt động của SHB sẽ còn được tiếp tục phân tích và nghiên cứu trong những nội dung tiếp theo của luận văn, phân tích và đánh giá về năng lực cạnh tranh của SHB.