Có nhiều tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM đang ở mức độ nào, song nhìn chung đa số các quan điểm thống nhất lựa chọn 3 nhóm các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh bao gồm: (1) nhóm các chỉ tiêu về năng lực tài chính; (2) nhóm các chỉ tiêu về năng lực công nghệ; (3) nhóm các
chỉ tiêu về thị phần; Mỗi nhóm lại có một số chỉ tiêu cụ thể hơn như được trình bày dưới đây:
1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
Năng lực tài chính của NHTM được phản ánh bởi quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Một số học giả cho rằng năng lực tài chính của NHTM chỉ là điều kiện hay là nhân tố thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh, không phải là chỉ tiêu phản ánh khả năng năng lực cạnh tranh. Song, điều hiển nhiên là sản phẩm mà các NHTM cung cấp cho thị trường chính là những sản phẩm dịch vụ tài chính, các sản phẩm mà phần lớn được tạo ra bởi “nguyên liệu” là nguồn lực tài chính của NHTM.
Năng lực tài chính mạnh cho phép các NHTM có khả năng huy động nguồn vốn lớn và tiến hành các hoạt động kinh doanh đa dạng phong phú, tăng cường khả năng giảm thiểu và chấp nhận rủi ro, ổn định hoạt động kinh doanh và do vậy, có thể củng cố và mở rộng thị phần. Với ý nghĩa đó, sức cạnh tranh của các NHTM được thể hiện bởi năng lực tài chính và các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính cũng chính là các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp đặc biệt này.
a) Quy mô vốn chủ sở hữu
Theo quy định chung đối với NHTM của tất cả các nước, quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng huy động nguồn vốn sẽ lớn, nguồn vốn lớn sẽ cho phép tiến hành hoạt động kinh doanh với quy mô lớn và đa dạng hoá sản phẩm. Quy mô vốn chủ sở hữu lớn đồng thời cũng phản ánh khả năng chống đỡ rủi ro tốt hơn vì khi rủi ro xảy ra. Do vậy, các NHTM với quy mô vốn chủ sở hữu lớn luôn có uy tín cao và được khách hàng tin cậy nhiều hơn và đó không chỉ là điều kiện quan trọng ổn định hoạt động kinh doanh mà còn gia tăng khách hàng và thị phần. Ngoài ra, với quy mô vốn chủ sở hữu lớn, các ngân hàng luôn có khả năng đầu tư hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ, phục vụ cho hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả hơn.
b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng là một quy định chung đối với các NHTM nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng cũng như cho cả hệ thống ngân hàng. Từ những đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM cho thấy vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu, do vậy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không chỉ được sử dụng để đánh giá mức độ an toàn mà còn phản ánh tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh của một NHTM.
Theo Basell lẻ4, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR: Capital Adequacy Radio) được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của vốn chủ sở hữu so với tài sản có nguy cơ gặp rủi ro: CAR = Vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1 + vốn cấp 2)/(Rủi ro tín dụng + Rủi ro thị trường + Rủi ro vận hành). Hệ số CAR tối thiểu của một NHTM ở mức 9% và tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng tài chính của ngân hàng càng mạnh, càng tạo được sự uy tín, sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng càng lớn.
1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu về năng lực công nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng thì việc áp dụng công nghệ là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các NHTM. Công nghệ hiện đại là công cụ chính tạo nên những chuyển biến mang tính độc đáo và tiện ích hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công nghệ là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các NHTM trong kinh doanh. Ngày nay, các NHTM đang triển khai phát triển sản phẩm dịch vụ mang tính chất công nghệ cao, làm thước đo của sự cạnh tranh đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán và các sản phẩm dịch vụ điện tử khác.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ còn tác động lớn đến năng suất lao động và chất lượng của các cán bộ công nhân viên ngân hàng. Không có trang thiết bị cần thiết và các phần mềm tương ứng, việc áp dụng các mô hình định lượng để ra quyết định sẽ không thể thực hiện. Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn góp phần làm tăng tính thông suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng và kết nối ngân hàng với thị trường tài chính trong nước và quốc tế, cho phép thực hiện các nghiệp vụ giao dịch kinh doanh và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả nhất.
4 Basel là Ủy ban Giám sát ngân hàng do các ngân hàng Trung ương các nước G10 thành lập năm 1975 dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế, Basel I được ban hành năm 1988, Basel II được thông qua vào năm 2001.
1.3.2.3 Nhóm các chỉ tiêu về thị phần
Thị phần là các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và của các NHTM nói riêng. Nếu như các sản phẩm dịch vụ tài chính là vũ khí cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường, thì thị phần chính là kết quả và mục tiêu của cạnh tranh của các NHTM. Cụ thể nhóm này bao gồm các chỉ tiêu như sau:
a) Thị phần hoạt động của ngân hàng thương mại
Thị phần của một NHTM là tỷ lệ phần trăm quy mô hoạt động của NHTM đó trên tổng quy mô hoạt động của các NHTM trên thị trường. Căn cứ vào hoạt động của NHTM, thị phần của NHTM được xác định qua 3 giác độ gồm thị phần huy động vốn, thị phần cho vay và thị phần cung cấp dịch vụ tài chính. Việc xác định các chỉ tiêu này như sau:
- Thị phần cho vay: Xác định bằng tỷ lệ phần trăm của dư nợ cho vay của NHTM trên tổng dư nợ cho vay của tất cả các NHTM
- Thị phần huy động vốn: Xác định bằng tỷ lệ phần trăm nguồn vốn huy động của NHTM trên tổng nguồn vốn huy động của tất cả các NHTM
- Thị phần cung cấp dịch vụ: Xác định bằng tỷ lệ phần trăm của doanh thu về dịch vụ phi tín dụng của NHTM so với tổng doanh thu về dịch vụ phi tín dụng của tất cả các NHTM
Một NHTM có thị phần huy động, thị phần cho vay và thị phần cung cấp dịch vụ càng lớn thì được coi là có năng lực cạnh tranh càng cao, các chỉ tiêu này sẽ được xác định và phản ánh trong một giai đoạn liên tục hoặc phải được xác định kết hợp với chỉ tiêu sự tăng trưởng của thị phần:
Khả năng duy trì và tăng trưởng của thị phần được xác định bởi lệ phần trăm gia tăng thị phần của NHTM năm sau so với thị phần năm trước. Chỉ tiêu này thể hiện tính hiệu quả, năng lực và uy tín của ngân hàng đó trên thị trường cũng như cho biết khả năng thích ứng, phù hợp của sản phẩm của một NHTM với nhu cầu của các đối tượng khách hàng về cả số lượng, cơ cấu, chất lượng và giá cả.
Tuy nhiên các chỉ tiêu phản ánh thị phần, khả năng duy trì và sự tăng trưởng của thị phần không có một tiêu chuẩn nhất định để có thể kết luận về năng lực cạnh tranh của một NHTM, trái lại đây là các chỉ tiêu tương đối và chúng ta chỉ có thể kết luận về năng lực cạnh tranh của một NHTM cao hay thấp dựa trên cơ sở so sánh với các chỉ tiêu của các NHTM trên cùng một thị trường. Một NHTM có thị phần lớn hơn, luôn được duy trì và tăng trưởng là NHTM có năng lực cạnh tranh cao hơn. Ngược lại, một NHTM có thị phần ban đầu lớn, doanh số hoạt động cao nhưng thị phần lại giảm dần, đồng nghĩa với NHTM đó đang mất dần khách hàng và thị trường, tức là giảm năng lực cạnh tranh.
1.3.2.4 Nhóm chỉ tiêu về năng lực quản trị điều hành
Xét trên các khía cạnh :
- Cơ cấu, trình độ của bộ máy lãnh đạo
- Khả năng ứng phó của cơ chế điều hành trước diễn biến của thị trường - Khả năng xử lý và vận dụng linh hoạt các tình huống trong kinh doanh - Sự tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Khả năng quản trị hoạt động kinh doanh
Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong ngân hàng có vai trò rất quan trọng, những quyết định của họ có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Thông thường đánh giá năng lực quản trị, điều hành của một ngân hàng người ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược mà ngân hàng xây dựng cho hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng bao gồm: Chiến lược khách hàng, chiến lược lãi suất, chiến lược marketing (xây dựng uy tín và thương hiệu), phát triển sản phẩm dịch vụ, định hướng nghiên cứu và phát triển,…