0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Đặc điểm cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB) (Trang 25 -28 )

Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cho nên cạnh tranh với nhau cũng là tất yếu. Hơn nữa, sản phẩm của các NHTM là các dịch vụ tài chính và về cơ bản là giống nhau, do vậy cạnh tranh giữa các NHTM cũng đã trở thành vấn đề rất phổ biến ở hầu khắp các nước, tuy mức độ cạnh tranh có khác nhau giữa các giai đoạn và phụ thuộc vào sự phát triển của các NHTM.

Khi NHTM hoạt động theo mô hình chuyên năng (trong khoảng từ thế kỷ XV - XIX), các NHTM thường được “phân công lao động” vào các lĩnh vực cụ thể2, áp lực cạnh tranh giữa các NHTM chưa cao và phụ thuộc vào số lượng có hạn của các NHTM chuyên năng trong từng lĩnh vực. Song, bắt đầu từ cuối thể kỷ XIX, mô hình NHTM đa năng đã thay thế cho mô hình NHTM chuyên năng thì áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao vì những lý do sau:

Thứ nhất , các hoạt động của NHTM đã được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, vì vậy dù được đa dạng hóa với nhiều hình thức khác nhau, thì sản phẩm dịch vụ tài chính của các NHTM ngày càng giống nhau. Không chỉ là những trung tâm tín dụng, trung tâm thanh toán và trung gian tài chính, các NHTM hiện đại ngày nay đã và đang cung cấp hàng ngàn loại dịch vụ khác nhau3 cho các đối tượng khách hàng. Song trên thực tế, sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh của các NHTM giờ đây chỉ có thể được nhận biết thông qua cơ cấu và các danh mục nguồn vốn và tài sản, thu nhập và chi phí được phản ánh trong các báo cáo tài chính mà thôi.

Thứ hai , nhiều NHTM hiện đại ngày nay được phát triển với hình thức các công ty đa quốc gia hay các tập đoàn tài chính, có trụ sở chính tại một nước nhưng có các công ty thành viên tại nhiều nước trên thế giới. Kết hợp với xu thế mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa, vốn và các nguồn lực tài chính có thể dễ dàng được điều chuyển qua các thị trường khác nhau làm cho hoạt động của ngân hàng dễ dàng thích ứng và khai thác được các thế mạnh của các thị trường. Khả năng cạnh tranh của các NHTM vì vậy được gia tăng trên tất cả các thị trường và cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh giữa các NHTM sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Thứ ba, trình độ công nghệ ngân hàng rất phát triển với sự ứng dụng rộng rãi công nghệ tin học và viễn thông trong hoạt động của tất cả các NHTM. Sự phát triển này một mặt cho phép gia tăng hiệu quả và khả năng quản lý hoạt động ngân hàng, nhưng mặt khác cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể dễ dàng liên kết với

2Theo F. Mishkin (1992), các nước đều có sự phân công chuyên môn hóa các NHTM vào các lĩnh vực: ngân hàng công nghiệp, ngân hàng thương nghiệp, ngân hàng địa ốc, ngân hàng để dành, v.v…

nhau trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh. Áp lực cạnh tranh giữa các NHTM vì vậy mà đã gia tăng, không chỉ trong phạm vi mỗi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Thứ tư , cạnh tranh giữa các NHTM là sự hợp tác phát triển hơn là sự đối đầu “một mất, một còn”. Hoạt động kinh doanh của các NHTM có liên quan đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, đến từng cá nhân và cả trong hệ thống ngân hàng. Do vậy, các NHTM vừa phải cạnh tranh lẫn nhau để giành giật thị phần, nhưng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống. Vì nếu một hay một vài NHTM trong hệ thống bị phá sản, sẽ tác động và lan truyền gây ảnh hưởng đến các NHTM khác và có thể dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt các NHTM, gây ra khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế. Do vậy, dù cạnh tranh rất gay gắt, các NHTM vẫn phải hợp tác chặt chẽ và tạo điều kiện cùng nhau phát triển.

Kết quả của cạnh tranh giữa các NHTM phần lớn là sự thay đổi về cơ cấu hoạt động và sự thay thế vị thế của nhau trên thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ. Trường hợp xấu nhất, khi một NHTM nào đó có nguy cơ hoặc bị coi là phá sản thì sẽ được sáp nhập hoặc mua lại bởi một NHTM khác tốt hơn về cả tiềm lực tài chính và hoạt động kinh doanh. Sau sáp nhập, những khiếm khuyết trong quản trị điều hành cũng như những hạn chế về hiệu quả kinh doanh của NHTM yếu kém hơn sẽ được khắc phục. Các yếu tố khác như quy mô hoạt động kinh doanh, lực lượng lao động và mức thu nhập, v.v…, sẽ được duy trì và ổn định chỉ dưới một thương hiệu mới mà thôi.

Quá trình cạnh tranh sẽ giúp mỗi NHTM hoàn thiện hơn về mô hình tổ chức và quản lý, hợp lý hơn về lựa chọn chiến lược kinh doanh, khoa học hơn trong quản trị và điều hành nhằm đảm bảo về chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thứ năm , cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thông thường luôn sử dụng giá cả như là “vũ khí chiến lược”, trong khi cạnh tranh giữa các NHTM sử dụng vũ khí là những ưu thế trong kinh doanh, sự khác biệt về loại hình sản phẩmvà chất lượng dịch vụ được cung cấp.

Đối với các NHTM, việc cắt giảm lãi suất cho vay hay tăng lãi suất huy động vốn dẫn đến thu hẹp chênh lệch lãi suất “đầu vào” và lãi suất “đầu ra” không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng mà còn tác động tới tổng khối lượng vốn đầu tư, tổng sản lượng và thu nhập của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề kinh tế vĩ mô của

một quốc gia, từ đó có thể ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, các khu vực và thậm chí đến toàn cầu tùy theo vị thế của quốc gia đó.

Như đã đề cập trên đây, sản phẩm của các NHTM thường giống nhau và dễ bắt chước, vì vậy ngân hàng cần tạo ra sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh của mình. Tham gia quá trình cạnh tranh, mỗi NHTM cần phải hợp lý hơn trong lựa chọn chiến lược khách hàng và phân khúc thị trường sản phẩm trên cơ sở dựa vào tiềm năng và phát huy thế mạnh sẵn có. Những mô hình SWOT sẽ được sử dụng để tìm ra “lời giải” cho “bài toán” về cạnh tranh. Nói cách khác, để tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh với áp lực cao hơn, các NHTM sẽ phải liên tục nghiên cứu phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và kênh phân phối, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quản lý và sử dụng nguồn vốn. Theo đó, cạnh tranh giữa các NHTM sẽ tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao cho nền kinh tế và xã hội.

Thứ sáu , cạnh tranh giữa các NHTM luôn được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng của nhà nước, các hiệp hội ngân hàng quốc gia và quốc tế, đặc biệt trong điều kiện bùng nổ về công nghệ thông tin và truyền thông như hiện nay.

Lĩnh vực tiền tệ là lĩnh vực rất nhạy cảm, chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hoá,… Sự thay đổi dù nhỏ của mỗi nhân tố này có thể sẽ tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh và toàn bộ nền kinh tế và có thể ảnh hưởng chung đến nhiều quốc gia và khu vực. Do vậy, để tránh sự mạo hiểm nguy cơ đổ vỡ hệ thống, cạnh tranh giữa các NHTM luôn được giám sát và đảm bảo trong khuôn khổ pháp lý nhất định của mỗi quốc gia cũng như công ước và thông lệ quốc tế. Trên phương diện quốc gia, ngân hàng trung ương, bộ tài chính, các cơ chức năng của nhà nước và hiệp hội ngân hàng được giao trách nhiệm duy trì và đảm bảo sự lành mạnh, hợp pháp và hợp lệ của cạnh tranh giữa các NHTM trong phạm vi mỗi nước. Trong khi đó, trên phương diện quốc tế, các hiệp hội ngân hàng khu vực và thế giới, các tổ chức tài chính quốc tế, và phát triển đa phương sẽ có trách nhiệm đối với các vấn đề tương tự trên phạm vi toàn cầu.

Những sự khác biệt của cạnh tranh giữa các NHTM trên đây sẽ là cơ sở phương pháp luận rất quan trọng trong việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB) (Trang 25 -28 )

×