Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng tmcp sài gòn - hà nội (shb) (Trang 33 - 38)

Nếu chỉ xem xét các yếu tố trên để đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngân hàng sẽ không phản ánh đầy đủ, đúng thực tế khả năng cạnh tranh ngân hàng. C ác đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của một NHTM thể hiện năng lực cạnh tranh

của NHTM đó, nhưng để phát huy năng lực cạnh tranh này, NHTM còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan và chủ quan, đó là:

1.3.3.1 Các yếu tố khách quan

a) Sự phát triển của thị trường tài chính và các ngành phụ trợ liên quan

Thị trường tài chính trong nước phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng phát triển, mặt khác đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài chính có mối liên hệ rất chặt chẽ và có sự bổ trợ lẫn nhau, như ngành bảo hiểm, thị trường chứng khoán với ngành ngân hàng.

Ngoài ra, sự phát triển của ngành ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, kiểm toán…Đây là những ngành phụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đa dạng hóa các dịch vụ, giảm chi phí giao dịch, tạo lập thương hiệu và uy tín cũng như có những kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trương tài chính vững mạnh.

b) Những yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô

Khi phân tích mô trường vĩ mô sẽ giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có thể nhận biết các cơ hội hoặc nguy cơ liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn và trực tiếp đến tình hình kinh doanh của các ngân hàng. Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng là: lãi suất, tỉ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ, cán cân thanh toán, giai đoạn của chu kỳ kinh tế,…cũng như việc Việt Nam trở thành một thành viên kinh tế của WTO, của nền kinh tế khu vực,vv. Mỗi nội dung của yếu tố kinh tế có thể là một cơ hội hoặc bất trắc đối với ngành ngân hàng Việt Nam.

- Các yếu tố của môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị và pháp luật có thể tạo ra cơ hội hoặc giảm năng lực cạnh tranh của bất kỳ NHTM nào. Ngoài chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ, sự quản lý của NHNN, ngân hàng còn chịu sự chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chức tín dụng…Bên cạnh đó các NHTM còn phải tuân thủ những quy định, chuẩn mực chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong hoạt động kinh doanh của mình.

Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng như chính sách tiền tệ của NHNN, chính phủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.

c) Những yếu tố của môi trường kinh tế vi mô

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. Có 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, nhà cung ứng, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Các yếu tố này có mối quan hệ với nhau, nếu nắm rõ được bản chất các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận ra các mặt mạnh, mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải.

- Đối thủ cạnh tranh

Trong lĩnh vực ngân hàng sự hiểu biết nhau giữa các đối thủ cạnh tranh là quan trọng, hiện tại các ngân hàng đều muốn tạo vị thế, chiếm thêm nhiều thị phần qua tăng cường sự cạnh tranh. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh sẽ đem lại sự cải tiến về qui trình, công nghệ và kỹ thuật cho ngành, lợi ích cho khách hàng.

- Những khách hàng (Người mua sản phẩm-dịch vụ)

Người mua trong lĩnh vực ngân hàng là những người sử dụng dịch vụ như gửi tiền, vay vốn, chuyển tiền,…Sức mạnh của người mua cũng được đánh giá qua mức độ độc quyền trên thị trường.

- Những nhà cung ứng.

Nhà cung ứng được phân thành hai nhóm chính:

Các nhà cung ứng vốn cho hoạt động: bao gồm cá nhân, tập thể, công ty, tổ chức xã hội và thậm chí là các tổ chức tín dụng đang cạnh tranh trực tiếp và Ngân hàng nhà nước.

Các nhà cung ứng cơ sở hạ tầng làm việc: Như các nhà cung cấp viễn thông, vật tư, trang thiết bị, công nghệ,...Đây là những ngành phụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đa dạng hóa các dịch vụ, tạo lập thương hiệu và uy tín, thu hút nguồn lực cũng như có những kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trường tài chính vững mạnh.

- Đối thủ tiềm ẩn mới

Trong bối cảnh hiện nay, sự xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn mới, nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành dịch vụ tài chính ở Việt Nam là rất lớn. Mỗi ngân hàng phải tự trang bị cho mình những rào cản hợp pháp dựa trên các lợi thế về qui mô, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, nguồn tài chính vững mạnh, độ

an toàn cao, công nghệ hiện đại,… mới có đủ điều kiện đứng vững trong xu thế hội nhập ngày nay.

- Sản phẩm - dịch vụ thay thế

Cũng như các ngành sản xuất kinh doanh khác, dưới sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng của xã hội, sự thay đổi môi trường kinh doanh và sự bùng nổ về công nghệ. Để năng cao năng lực cạnh tranh buộc các ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đến việc đổi mới, chuẩn hóa các sản phẩm dịch vụ của mình theo định hướng tiêu dùng của khách hàng và nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.

1.3.3.2 Các yếu tố chủ quan

Bên cạnh các nhân tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, trên thực tế nhóm các nhân tố thuộc về nội tại của chính các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này, cụ thể:

- Năng lực quản trị, điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng - Quy mô vốn và tình hình tài chính của ngân hàng

- Trình độ, năng lực công nghệ

- Chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng - Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ

Bên cạnh đó, danh tiếng và uy tín của ngân hàng trên thị là yếu tố nội lực vô cùng to lớn, tác động đến sự thành công hay thất bại cho ngân hàng đó trên thị trường. Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lưới hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của NHTM.

Tuy nhiên, uy tín của NHTM chỉ được tạo lập trong một thời gian khá dài thông qua hình thức sở hữu, đội ngũ cán bộ nhân viên, việc ứng dụng các sản phẩm mang tính công nghệ cao, đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, để tạo được uy tín và danh tiếng trên thương trường, các NHTM không ngừng nỗ lực, cải biến sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Ngày nay, ngoài danh tiếng và uy tín của mình, các NHTM còn phải thể hiện được sự liên kết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, sự kiện một NHTM hợp tác với TCTD có uy tín và danh tiếng trên thương trường, hoặc sự hợp tác chiến lược giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn nào cũng góp phần nâng cao sự cạnh tranh của NHTM đó trên thương trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.

Qua trình bày ở chương 1 đề tài cho ta nhận thấy để có những giải pháp khả thi và hữu hiệu về năng lực cạnh tranh của một NHTM thì trước hết phải đánh giá, phân tích các yếu tố nội lực của ngân hàng, các yếu tố tác động bên ngoài và của đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở để phân tích năng lực cạnh tranh của SHB tại chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng tmcp sài gòn - hà nội (shb) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w