b. Định hướng hoạtđộng của Agribank Mai Sơn:
3.2.5. Đẩy mạnh hoạtđộng Marketing, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mạ
huy động vốn.
Mục tiêu của các Ngân hàng thương mại là quảng bá được hình ảnh của mình đến với lòng tin của mọi khách hàng. Để có thể thu hút được khách hàng thì Ngân hàng không chỉ cần cung cấp các sản phẩm tài chính hoàn thiện mà còn phải tích cực thực hiện công tác quảng bá hình ảnh của mình để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Marketing không chỉ là xây dựng và hoàn thiện chính sách sản phẩm mà còn là tác động vào yếu tố tinh thần của các khách hàng.
Hiện nay hoạt động Marketing đã được các Ngân hàng thương mại chú trọng nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Các Ngân hàng khi tung ra sản phẩm mới thường chỉ giới thiệu khái quát chung về sản phẩm chứ chưa phân tích các ưu điểm và so sánh với các sản phẩm cùng loại của các Ngân hàng thương mại khác. Tâm lý của khách hàng thường không nắm rõ được sản phẩm của các Ngân hàng có những ưu điểm gì, khác nhau ở điểm nào?... Vậy nên Ngân hàng cần nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội của sản phẩm, đánh vào tâm lý của khách hàng sẽ hấp dẫn các khách hàng hơn.
Agribank Mai Sơn cần xác định mỗi một cán bộ Ngân hàng đều là một nhà marketing. Thông qua việc tiếp xúc với khách hàng các nhân viên có cơ hội để
giới thiệu về Ngân hàng, về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng để khách hàng lựa chọn. Vậy nên cách ứng xử của mỗi nhân viên thể hiện sự chuyên nghiệp của Ngân hàng.
Agribank Mai Sơn cần quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ của Ngân hàng nhằm thu hút tiền gửi. Thực tế cho thấy nhiều khi Ngân hàng phát hành trái phiếu, kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn để huy động vốn trong một thời gian ngắn nhưng vẫn không được người gửi hưởng ứng, đó là vì chính sách marketing kém hiệu quả nên khách hàng không nắm được đầy đủ thông tin về sản phẩm. Ngân hàng cần tranh thủ tiếp thị hình ảnh của mình trên mọi lĩnh vực như:
+ Tham gia các hoạt động từ thiện như: mái ấm tình thương, giúp trẻ em nghèo vượt khó, hỗ trợ các gia đình nhiễm chất độc màu da cam…
+ Hỗ trợ giá: Ngân hàng liên kết cùng các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm hỗ trợ giá để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm tiêu dùng như: các mặt hàng điện tử, điện lạnh… mặt khác các doanh nghiệp cũng tiêu thụ hàng nhanh chóng giúp Ngân hàng quản lý dư nợ hiệu quả.
+ Liên kết cùng các đơn vị: truyền hình, viễn thông, báo chí…các doanh nghiệp lớn trên địa bàn nhằm truyền đạt các giá trị cốt lõi hướng tới lòng tin của mọi khách hàng. Ngân hàng có thể đăng quảng cáo trong 20 giây vào các khung giờ cao điểm, thu hút lượng người xem. Biện pháp quảng cáo này đạt hiệu quả cao nhưng chi phí để thực hiện cũng rất cao. Ngân hàng cũng có thể lựa chọn hình thức tài trợ phát sóng cho một chương trình cố định, nhất là các chương trình thời sự, bản tin tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường vàng…Đây cũng là một chiêu thức quảng cáo rất hiệu quả Ngân hàng nên xem xét. Ngân hàng cũng có thể chọn lựa giải pháp ít tốn kém như: phát các tờ rơi quảng cáo chi tiết về sản phẩm tới các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội…để mọi khách hàng đều có thể tham khảo và nghiên cứu về sản phẩm.