Những tồn tại:

Một phần của tài liệu các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mai sơn (Trang 71 - 74)

b. Tổng dư nợ /Tổng vốn huy động qua các năm:

2.3.2. Những tồn tại:

- Nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng trên địa bàn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Vậy nên Ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều hoà trong hệ thống. Nguồn vốn này chỉ mang tính tạm thời, Ngân hàng nên có cách quản lý vốn nợ hiệu quả hơn nữa.

- Nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, nhưng nhu cầu vay vốn của khách hàng thường là trung và dài hạn nên đã gây khó khăn trong việc huy động và sử dụng vốn hiệu quả, nếu không cẩn thận rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.

* Những nguyên nhân chủ quan:

- Đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong công việc, nhưng đó cũng là một yếu tố bất hợp lý bởi vì ngành tài chính - ngân hàng là ngành có diễn biến phức tạp và luôn theo sát thị trường đòi hỏi phải có lực lượng tri thức trẻ, nhanh nhạy với sự thay đổi với các chính sách của Chính phủ qua các thời kỳ và có những sáng tạo trong chuyên môn nghiệp vụ .

- Do sự phát triển về trình độ công nghệ không đồng đều, nhiều lúc mạng thanh toán điện tử còn bị tắc nghẽn, đặc biệt là những dịp đầu tháng, cuối tháng khi lượng khách hàng đến giao dịch đông khiến cả hệ thống bị tắc nghẽn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của chi nhánh và gây khó khăn cho các khách hàng trong việc giao dịch với Ngân hàng.

- Các loại sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn chưa đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, chưa có các sản phẩm Ngân hàng hiện đại như: Tiết kiệm xây dựng nhà ở, tư vấn tài chính, cho thuê mua tài sản, môi giới bất động sản…

- Công tác Marketing chưa được chú trọng: chưa có các biện pháp quảng bá hình ảnh của Ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người dân vẫn còn thiếu các thông tin về các sản phẩm mới và các chương trình khuyến mại của Ngân hàng.

- Thời gian giao dịch còn ít vì Agribank hướng tới khách hàng mục tiêu là các hộ nông dân, nông thôn trên địa bàn, mà huyện Mai Sơn bao gồm nhiều bản - xã, hệ thống giao thông còn chưa hoàn thiện nên việc dân cư đi lại giao dịch với Ngân hàng cũng là một vấn đề khó khăn. Chi nhánh một tuần làm việc 5 ngày, trong đó mỗi ngày chỉ làm việc khoảng 7 tiếng nên dễ xảy ra tình trạng nhiều khách hàng phải xếp hàng chờ đợi.

- Chi nhánh còn thiếu các chính sách cạnh tranh: tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh và các đặc tính sản phẩm của họ.

- Việc tổ chức phân tích thông tin dự báo thị trường tài chính còn yếu, khó khăn để kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra.

* Những nguyên nhân khách quan:

- Mai Sơn còn là một huyện miền núi nghèo, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, trình độ phát triển dân trí thấp, đa số là dân tộc thiểu số với các phong tục cổ hủ và lạc hậu, nên không có ý thức thanh toán nợ gốc và nợ lãi đầy đủ đã khiến việc huy động vốn gặp khó khăn, đặc biệt là huy động vốn bằng ngoại tệ.

- Ngân hàng thường tập trung cho vay các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Mặt khác, vùng Tây Bắc là vùng có khí hậu diễn biến phức tạp, dễ có thiên tại dịch bệnh nên khi đầu tư vào nghành này đồng nghĩa với việc mức độ rủi ro rất cao. Ví dụ như: trong năm 2010 xảy ra bệnh lở mồm long móng trên gia súc, bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm tại một số xã trên địa bàn, thiên tai bão lũ trong mùa mưa tại các xã Tà Hộc, Chiềng Dong, Chiềng Mung, Nà Ớt, Mường Tranh khiến các hộ nông dân khó có khả năng trả nợ đúng hạn. Vậy nên Ngân hàng cần đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư và dịch vụ.

- Môi trường chính trị, pháp luật còn nhiều khó khăn để các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn của Ngân hàng. Hoặc tiếp cận được vốn nhưng chi phí

vốn lại cao, thủ tục phức tạp và thường xuyên chịu sự giám sát của Ngân hàng nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng.

- Môi trường đầu tư còn bất ổn, giá cả lên xuống theo từng ngày đã ảnh hưởng đến tâm lý người dân e ngại khi gửi tiền vào ngân hàng. Đó cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

- Sự gia tăng của các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng cổ phần, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức bảo hiểm…với những chiêu thức quảng cáo, khuyến mại, ưu đãi, liên kết với các công ty dịch vụ: viễn thông, điện, nước… nhằm thu hút các khách hàng gửi tiền đã tăng thêm sức cạnh tranh trong việc huy động vốn của Ngân hàng.

- Thói quen của người dân vẫn còn lạc hậu: thích nắm giữ tiền mặt, tích trữ vàng, ngại đầu tư mạo hiểm, sợ đồng tiền mất giá…các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ nên vòng quay vốn lưu động ngắn. Tất cả những yếu tố đó cũng khiền việc thu hút tiền gửi không phải là dễ dàng.

Chương III: Các giải pháp tăng cường huy động vốn tại Agribank Mai Sơn.

Một phần của tài liệu các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mai sơn (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w