Loại này bao gồm nguồn vốn uỷ thác, nguồn trong thanh toán và các nguồn khác:
* Nguồn vốn uỷ thác: Ngân hàng thực hiện các dịch vụ uỷ thác như: uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ… Theo hợp đồng giữa các bên uỷ thác tiền, tài sản vào Ngân hàng nhờ Ngân hàng cho vay, đầu tư…đồng thời phải chia hoa hồng cho Ngân hàng. Do Ngân hàng có lợi thế về công nghệ, trang thiết bị, nên sẽ dễ dàng lựa chọn được các phương án đầu tư khả thi và đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp, Ngân hàng hầu như không phải trả phí, do vậy mà các Ngân hàng cố gắng tìm kiếm nguồn vốn uỷ thác nhằm nhận được phí dịch vụ và được sử dụng nguồn vốn đó trong thời gian nhàn rỗi. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.
* Nguồn trong thanh toán: là một trong những dịch vụ Ngân hàng gắn liền với việc mở tài khoản của khách hàng. Đây là nguồn tiền Ngân hàng có được nhờ làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Bao gồm:
+ Số tiền đã trích khỏi tài khoản của người phải trả nhưng chưa ghi vào tài khoản của người thụ hưởng do phải luân chuyển, xử lý chứng từ kế toán.
+ Số tiền các khách hàng gửi tại Ngân hàng để nhờ Ngân hàng thanh toán hộ nhưng chưa được thanh toán: tiền gửi bảo đảm mở thư tín dụng, Ngân hàng chấp nhận các hối phiếu thương mại.
Việc thanh toán không dùng tiền mặt này ngày càng phổ biến, Ngân hàng chỉ cần ghi nợ vào tài khoản, nếu không khách hàng phải được Ngân hàng cấp hạn mức thấu chi nhất định.
* Nguồn khác: Ngân hàng thương mại còn tận dụng được nguồn vốn điều hoà trong hệ thống hoặc các khoản nợ khác như: thuế chưa nộp, lương chưa trả cho người lao động…