So sánh nguồn vốn huy động trung và dài hạn với doanh số cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 61 - 62)

- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mới được thành lập trên địa bàn huyện như ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng Kiên Long, Á

b) So sánh nguồn vốn huy động trung và dài hạn với doanh số cho vay trung và dài hạn

của ngân hàng qua 3 năm (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh )

Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu này giảm liên tục qua 3 năm với tốc độ đều nhau. Cụ thể năm 2009 chỉ số này là 0,31 lần có nghĩa là bình quân cứ 1 đồng vốn huy động sẽ được đem đi cho vay trung và dài hạn là 0,31 đồng, năm 2010 chỉ số này giảm xuống còn 0,27 lần và giữ lại mức đó vào năm 2011. Nhìn chung thì ngân hàng vẫn chưa khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình vào cho vay trung và dài hạn, do cho vay trung và dài hạn có độ rủi ro cao nên ngân hàng vẫn còn e dè đối với hình thức cho vay này. Tỷ số dư nợ trung và dài hạn trên vốn huy động ngày càng giảm chứng tỏ ngân hàng chỉ chú trọng tới khoản vay ngắn hạn không quan tâm nhiều đến khoản vay trung và dài hạn vì nhu cầu các khoản vay này thấp so với ngắn hạn, thêm vào đó rủi ro lại cao nên tỷ số này ngày càng thấp, đây là điều hạn chế của ngân hàng. Ngân hàng nên cơ cấu lại các khoản cho vay vì cho vay trung và dài hạn tuy có rủi ro cao nhưng lợi nhuận đem lại cũng cao.

b) So sánh nguồn vốn huy động trung và dài hạn với doanh số cho vay trung và dài hạn trung và dài hạn

Bảng 2.13: Bảng tính tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng qua 3 năm (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011

Vốn huy động ngắn hạn 160.541 202.592 229.369 Vốn huy động trung – dài hạn 40.518 41.738 47.965 Doanh số cho vay trung – dài

hạn 60.625 79.614 96.110

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay

trung– dài hạn (%) 12,52 18,69 20,99

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh )

Vốn huy động trung và dài hạn là nguồn vốn chủ yếu để cho vay trung và dài hạn. Vốn huy động càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng cho vay những

CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011

Dư nợ TDH 63.214 67.567 77.889

Vốn huy động 203.091 246.799 280.136

Dư nợ TDH/vốn huy

dự án có qui mô lớn, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay đối với khách hàng mà không dự kiến được nguồn vốn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tỷ lệ vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn vốn trung và dài hạn rất nhiều nên nguồn vốn trung và dài hạn không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Theo Thông tư 15/2009/TT-NHNN ban hành ngày 10/8/2009 thì các ngân hàng chỉ được phép sử dụng tối đa tỷ lệ 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn (giảm 10% so với tỷ lệ được phép theo qui định trước). Và tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi ngắn hạn và trung – dài hạn là 1%. Hiện nay tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thay đổi, nhưng NHNo thì vẫn giữ ở mức 1% nên vốn huy động ngắn hạn vẫn tăng ổn định khi đã trích tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tăng lên qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 12,52% tương đương 20.107 triệu đồng, năm 2010 tốc độ tăng lên khá cao (18,69% tương đương 37.876 triệu đồng) và đến năm 2011 tỷ lệ này là 20,99% tương đương 48.145 triệu đồng. Nguyên nhân tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn tăng cao vào năm 2010 và năm 2011 là do tốc độ tăng của nguồn vốn huy động trung và dài hạn tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay trung và dài hạn nên ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đảm bảo nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Mặc dù tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tăng liên tục nhưng ngân hàng vẫn đảm bảo được tỷ lệ cho phép do NHNN qui định, nhưng trong thời gian tới Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn huy động trung và dài hạn để hạn chế được phần nào rủi ro và đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w