Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 36)

- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mới được thành lập trên địa bàn huyện như ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng Kiên Long, Á

a) Doanh số cho vay

Ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua các năm nhưng năm 2009 doanh số cho vay của ngân hàng lại thấp là do tình hình lạm phát đang diễn ra và sự bất ổn giá cả, chủ trương của Chính phủ là tăng lãi suất huy động đầu vào, hạn chế giải ngân đầu ra nhằm bình ổn giá cả. Đến năm 2010 doanh số tăng mạnh (tăng 78.419 triệu đồng tương đương 23,13%) là do có sự mở rộng đầu tư và hỗ trợ lãi suất theo chỉ thị của Chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế, thực hiện chủ trương hỗ trợ cho người dân gặp thiên tai, dịch bệnh và các doanh nghiệp sau khủng hoảng kinh tế nên ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho từng đối tượng và từng cơ chế cho vay thông thoáng hơn tạo điều kiện cho người dân khôi phục sản xuất. Hơn nữa cũng do ngân hàng đã thực hiện tốt các kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra đồng thời bám sát chủ trương phát triển kinh tế của mình, cho vay vào dự án đầu tư phát triển các ngành nghề phù hợp. Mặt khác, do nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển nhanh và nhu cầu đầu tư của người dân ngày càng cao nên nhu cầu về nguồn vốn cũng từ đó gia tăng. Năm 2011 doanh số cho vay tiếp tục tăng (tăng 64.850 triệu đồng tương đương 15,53%) là do nước ta đang thực hiện cơ cấu đổi mới và phát triển nền kinh tế. Hơn nữa hiện nay huyện Bình Minh dự kiến được công nhận là Thị xã Bình Minh vào cuối năm 2012 nên tình hình kinh tế đang từng bước phát triển, các thành phần kinh tế đang chú trọng trong việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị, các dự án kinh tế lớn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w