- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mới được thành lập trên địa bàn huyện như ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng Kiên Long, Á
c) Tình hình nợ xấu trung và dài hạn theo thành phần kinh tế
của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 - 2011
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: dư nợ đối với thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng thấp nhất, nhưng những năm gần đây có chiều hướng tăng lên mạnh mẽ, năm 2010 tăng 177 triệu đồng tương đương 65,56%, năm 2011 tiếp tục tăng thêm 133 triệu đồng tương đương 29,75% so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này liên tục tăng trong 2 năm qua và cũng do địa phương quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn.
Cơ sở sản xuất kinh doanh: dư nợ tăng ổn định qua 3 năm, điều này thể hiện dư nợ năm 2009 là 6.187 triệu đồng, đến năm 2010 tăng 79,21% so với năm 2009, năm 2011 tiếp tục tăng 34,25% đạt mức 14.886 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho dư nợ tăng là do các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả nên họ mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng sản xuất, áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy mà họ cần tìm đến nguồn vốn vay của ngân hàng để kinh doanh làm cho dư nợ tăng lên.
Cá thể, hộ sản xuất: nhìn vào cơ cấu dư nợ thì ta thấy tỷ trọng dư nợ của cá thể, hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, dư nợ năm 2010 giảm nhẹ (giảm 725 triệu đồng tương đương 1,28% so với năm 2009) nhưng đến năm 2011 thì dư nợ tăng trở lại, tăng 6.391 triệu đồng tương đương 11,41%. Điều này chứng tỏ rằng trong quá trình đầu tư của mình thì ngân hàng đã xác định đúng thị trường, khách hàng cho nên đã thu hồi được các khoản nợ của thành phần kinh tế này, biểu hiện là doanh số thu nợ tăng trong năm 2011. Mặt khác, nguyên nhân của sự gia tăng trên là do doanh số cho vay của các thành phần kinh tế này tăng nên đã làm cho dư nợ tăng.
Tóm lại, qua tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế trong 3 năm cho thấy ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách hiệu quả, cải thiện đời sống người dân góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế huyện nhà.
c) Tình hình nợ xấu trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tế
Qua bảng số liệu ta có thể thấy tình hình nợ xấu trung và dài hạn theo thành phần kinh tế như sau: Năm 2010 giảm 67,9 %, tức là giảm 574 triệu đồng so với
năm 2009, năm 2011 nợ xấu tăng mạnh 132,84 % tức là tăng 360 triệu đồng so với năm 2010.
Bảng 2.7: Nợ xấu trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
2010/2009 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1.DN ngoài quốc doanh 250 29,59 68 25,09 162 25,68 (182) (72,8) 94 138,24 2. Cơ sở SXKD 120 14,20 20 7,38 89 14,10 (100) (83,33) 69 345 3. Cá thể, hộ sản xuất 475 56,21 183 67,53 380 60,22 (292) (61,47) 197 107,65 TỔNG 845 100 271 100 631 100 (574) (67,9) 360 132,84
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh )
Hình 2.7: Biểu đồ tình hình nợ xấu trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 – 2011
Tình hình nợ xấu biến động tăng giảm như trên là do công tác cho vay trong năm 2011 của ngân hàng tăng khá cao, biến động tình hình kinh tế, hơn nữa năm 2011 được xem là năm có rất nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện do vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất, các chi phí đầu vào đều tăng, thị trường cạnh tranh phức tạp,… Một nguyên nhân khác là do tác động của Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 làm cho khách hàng gặp khó khăn về tài chính, cạn kiệt nguồn vốn nên hoạt động kinh doanh khó khăn, dự án đầu tư dở dang dẫn đến không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn được. Vì lý do đó mà ngân hàng không thu hồi được nợ đến hạn và kéo theo đó là nợ xấu tăng cao.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: tình hình nợ xấu có biến động phức tạp, lúc tăng lúc giảm. Năm 2010 giảm 182 triệu đồng tương đương giảm 72,8% so với năm 2009, điều này cho thấy bước đầu các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả và đang trên đà phát triển nhưng năm 2011 đã chựng lại và nợ xấu tăng lên khá cao. Biểu hiện là tăng 138,24% tức tăng lên 94 triệu đồng so với năm 2010. Như đã nói ở trên năm 2011 là năm đương đầu với những khó khăn, thử thách, các doanh nghiệp phải chịu tác động mạnh từ những bất ổn của nền kinh tế thế giới và trong nước nên đa số các doanh nghiệp này đang ở trong tình trạng “ dở sống, dở chết”.
Cơ sở sản xuất kinh doanh: nền kinh tế liên tục gặp khó khăn trong những năm qua nên nợ xấu của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng biến động phức tạp, năm 2010 giảm 100 triệu đồng nhưng đến năm 2011 lại tăng 69 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do sự khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, sản phẩm làm ra không xuất khẩu được làm cho sản xuất bị trì trệ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Cá thể, hộ sản xuất: nợ xấu tập trung chủ yếu vào đối tượng là cá thể và hộ sản suất vì doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào đối tượng này nên tất yếu sẽ xảy ra rủi ro nợ xấu là điều khó tránh khỏi. Tình hình nợ xấu tăng giảm không ổn định qua 3 năm, năm 2010 giảm 61,47% so với năm 2009 nhưng tăng mạnh vào năm 2011 với 197 triệu đồng tức 107,65% so với năm 2010. Nguyên nhân nợ
xấu tăng mạnh như vậy là do năm 2011 các nông hộ trồng trọt, chăn nuôi điêu đứng khi rất nhiều ruộng, rau màu và vườn cây ăn trái bị nhấn chìm trong nước lũ, công sức, tiền của bỏ ra mấy năm trời bị mất trắng nên không thể nào trả nợ ngân hàng đúng hạn được.
Tóm lại, cùng với việc mở rộng quy mô hoạt đông tín dụng của ngân hàng thì ngân hàng cũng phải gánh chịu mức rủi ro tương ứng. Nợ xấu không thể không có ở bất kỳ ngân hàng nào vì hầu hết các rủi ro xảy ra sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, vì ngân hàng không thể biết trước được những khoản nợ nào sẽ thu hồi được và những khoản nợ nào không thể thu hồi được, do hiệu quả kinh doanh của hộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nếu nguyên nhân là do yếu tố khách quan là không sao cưỡng lai được như: thiên tai, suy thoái kinh tế,…, dẫn đến khách hàng không thanh toán được các khoản nợ cho ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng, làm cho lợi nhuận giảm. Do đó, điều cần thiết là ngân hàng nên tìm cách khắc phục và hỗ trợ cho khách hàng thu hồi vốn để nhanh chóng trả nợ ngân hàng.
2.2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2009 – 2011 tế giai đoạn 2009 – 2011