Doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 47 - 50)

- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mới được thành lập trên địa bàn huyện như ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng Kiên Long, Á

a) Doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành kinh tế

Doanh số cho vay của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố canh tác, chủ trương phát triển của địa phương ở từng giai đoạn. Huyện Bình Minh được lợi thế sông ngòi bồi đắp phù sa, khí hậu ôn hòa nên người dân từ lâu canh tác bằng nghề nông và cây ăn quả. Những năm gần dây do chủ trương ưu tiên phát triển các làng nghề thủ công, cùng theo đó là xu thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các lĩnh vực thương mại dịch vụ gần đây cũng được quan tâm nhiều hơn.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh cho vay theo ngành kinh tế tăng mạnh trong hai năm qua, năm 2010 tăng 18,898 triệu đồng tương đương 31,32%, năm 2011 tăng ít hơn nhưng vẫn đạt mức 20,72% so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số cho vay trung và dài hạn tăng là do công tác tuyên truyền đẩy mạnh làm cho người dân mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại giúp tăng năng suất lao động.

Bảng 2.8: Doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

2010/2009 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Nông –Lâm nghiệp 35.814 59,07 41.290 51,86 49.236 51,23 5.476 15,29 7.946 19,24 2. Thủy sản 11.105 18,32 17.522 22,01 18.869 19,63 6.417 57,78 1.347 7,69 3. TTCN – xây dựng 6.244 10,30 10.222 12,84 12.688 13,2 3.978 63,71 2.466 24,12 4. Thương mại - DV 5.638 9,30 8.244 10,36 12.568 13,08 2.606 46,22 4.324 52,45 5. Ngành khác 1.824 3,01 2.336 2,93 2.749 2,86 512 28,07 413 17,68 Tổng 60.625 100 79.614 100 96.110 100 18.989 31,32 16.496 20,72

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh )

Hình 2.8: Biểu đồ doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 - 2011

Nông – lâm nghiệp: do đặc trưng của địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, vườn cây ăn trái nên doanh số cho vay đối với đối tượng này cao nhất, doanh số cho vay tăng liên tục trong năm 2010 và năm 2011. Cụ thể là năm 2010 tăng 5.476 triệu đồng tương đương 15,29%, năm 2011 tăng 7.946 triệu đồng tương đương 19,24%. Sở dĩ doanh số cho vay tăng là do năm 2010 huyện đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đất lúa lập vườn 0,7ha, nâng diện tích vườn cây lâu năm toàn huyện lên 3.146,2ha. Diện tích vườn Bưởi Năm Roi là 1.925,3ha và hiện diện tích bưởi đang cho trái 1.867,8ha, diện tích còn lại vườn mới kiến thiết. Mặt khác, năm 2011, huyện đã xác định chăn nuôi là mũi đột phá đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn; phấn đấu đến năm 2015 đưa tổng đàn gia súc tăng 26,5%, tổng đàn gia cầm tăng 28% so với năm 2010, tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt từ 35 – 40% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Vì vậy rất cần nguồn vốn đầu tư khôi phục đàn gia súc, gia cầm trong khi chi phí con giống, thức ăn chăn nuôi,..., đứng ở mức cao.

Thủy sản: Doanh số cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản tăng tương đối nhanh qua 3 năm, tăng mạnh vào năm 2010 đạt 57,78% so với năm 2009 và đạt 49.236 triệu đồng năm 2011. Nguyên nhân là diện tích nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Long đã phát triển lên tới trên 2.270ha mặt nước với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh trong ao hầm, lồng, bè, nuôi thả trên ruộng lúa,... Trong đó có 450ha đất bãi bồi ven sông được sử dụng nuôi cá tra công nghiệp, tập trung nhiều ở xã Tân An Thạnh – huyện Bình Minh. Hơn nữa, do hiện nay nhu cầu sử dụng thủy sản thay thế các sản phẩm gia súc, gia cầm và nguyên liệu phục vụ chế biến thủy sản xuất khẩu đều tăng cao đã đẩy giá thủy sản tăng mạnh nên phong trào đầu tư phát triển thủy sản trong năm 2010 tiếp tục tăng mạnh. Trước tình hình đó thì nhiều hộ nông dân lại tiếp tục bị thu hút vào mô hình sản xuất, kinh doanh nói trên nhưng đây là lĩnh vực sản xuất đòi hỏi phải có nhiều vốn. Vì thế, để đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi họ phải có nguồn vốn khá lớn, do đó nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng lên. Hơn nữa mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều dựa vào thu nhập từ nguồn này nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro bà con đều thiếu vốn sản xuất nên phải nhờ ngân hàng.

Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: đây là ngành có tốc độ tăng nhiều nhất, năm 2010 tăng 63,71% so với năm 2009, nguyên nhân là do chủ trương của huyện trong những năm vừa qua không ngừng đẩy mạnh và duy trì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa phương nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân trong thời gian nhàn rỗi khi chưa tới mùa vụ. Thêm vào đó là chương trình

xúc tiến thương mại nội địa chủ yếu cho ngành xây dựng của Chính phủ năm 2009 đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với vốn ngân hàng. Mặt khác, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà của người dân trong thời gian này cũng tăng cao. Năm 2011 tiếp tục tăng 24,12% tương đương 2.466 triệu đồng so với năm 2010 là do gần đây nhận thấy nhu cầu mới phát sinh của người dân từ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng dịch vụ, điện tử, công nghệ thông tin nên các tiểu thương trong huyện đã đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế làm gia tăng các hình thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Thương mại – dịch vụ: doanh số cho vay đối với Thương mại - dịch vụ tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2010 tăng 2.606 triệu đồng tương đương 46,22% so với năm 2009, đến năm 2011 thì tăng thêm 52,45% so với năm 2010. Nguyên nhân là ngân hàng chủ yếu mở rộng cho vay các đối tượng như: đầu tư vào xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơ sở chế biến nông sản như lò đường, nhà máy xay xát và một số ngành nghề truyền thống.

Ngành khác: Ngoài các lĩnh vực cho vay trọng điểm thì ngân hàng còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như: cho vay tiêu dùng, bờ bao, xuất khẩu lao động, cầm cố, nước sạch, điện thắp sáng,…, nên doanh số cho vay tăng khá ổn định. Năm 2010 tăng 28,07% so với năm 2009 và năm 2011 con số này là 17,68% tương đương 413 triệu đồng so với năm 2010. Sỡ dĩ tăng như vậy là do theo chiều phát triển kinh tế của xã hội thì hoạt động của người dân trong tất cả lĩnh vực này cũng tăng theo.

Tóm lại, công tác cho vay trung và dài hạn của NHNO&PTNT huyện Bình Minh rất phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa bàn. Đây là hướng đi đúng đắn của ngân hàng. Ngân hàng đã đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn, góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương. Để đạt được những thành tích này một phần là có sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám đốc ngân hàng, cũng như có sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên NHNO&PTNT huyện Bình Minh từ khâu tìm kiếm khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng, cho vay đa dạng các đối tượng đầu tư.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w