Tình hình nợ xấu trung và dài hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 56 - 59)

- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mới được thành lập trên địa bàn huyện như ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng Kiên Long, Á

d) Tình hình nợ xấu trung và dài hạn theo ngành kinh tế

Dựa vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu trung và dài hạn theo ngành kinh tế tăng giảm không ổn định, năm 2010 nợ xấu giảm nhưng lại tăng mạnh vào năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta.

Bảng 2.11: Nợ xấu trung và dài hạn theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

2010/2009 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Nông –Lâm nghiệp 310 36,69 90 33,21 260 41,20 (220) (70,97) 170 188,89 2. Thủy sản 120 14,20 40 14,76 110 17,43 (80) (66,67) 70 175 3. TTCN – xây dựng 50 5,92 11 4,06 50 7,93 (39) (78) 39 78 4. Thương mại - DV 220 26,04 80 29,52 120 19,02 (140) (63,64) 40 50 5. Ngành khác 145 17,15 50 18,45 91 14,42 (95) (65,52) 41 82 Tổng 845 100 271 100 631 100 (574) (67,92) 360 132,84

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh )

Hình 2.11: Biểu đồ tình hình nợ xấu trung và dài hạn theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 – 2011

Nông – lâm nghiệp: nợ xấu đối với ngành nông – lâm nghiệp còn biến động phức tạp. Cụ thể, năm 2010 nợ xấu đã giảm 220 triệu đồng tương đương 70,97%, năm 2011 nợ xấu tăng mạnh với tốc độ 188,89% tương đương 170 triệu đồng so với năm 2010. Tình hình nợ xấu tăng giảm là do năm 2011 nhiều vườn cây ăn trái, rau màu bị thiệt hại do lũ kết hợp với triều cường làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Diện tích vườn dọc sông Hậu bị thiệt hại nặng nề, gần 40ha bưởi Năm Roi đặc sản ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh đã bị lũ tràn về nhấn chìm trong nhiều ngày. Trong lúc vườn trái cây bị tàn phá như vậy, giá trái cây lại giảm mạnh càng khiến nhà vườn thất vọng hơn, thêm vào đó là tình hình giá cả phân bón, thuốc trừ sâu tăng vọt làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế dẫn đến hậu quả rất nhiều nông hộ không trả được nợ vay ngân hàng.

Thủy sản: cũng như ngành nông – lâm nghiệp, nợ xấu đối với ngành thủy sản cũng biến động không ngừng. năm 2010 nợ xấu giảm 80 triệu đồng nhưng đến năm 2011 nợ xấu tăng 70 triệu đồng tương đương 175% so với năm 2010. Nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh trong năm 2011 là do thời gian qua, sự liên kết trong chuỗi sản xuất cá tra đã được cải thiện đáng kể, cụ thể như việc xuất hiện một số mô hình liên kết hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ ở một số tỉnh chưa thực sự chặt chẽ, tính hiệu quả chưa cao. Sự thiếu hợp tác này dẫn đến biến động của thị trường làm người nuôi cá lao đao. Bên cạnh đó, người nuôi cá cũng lo lắng về tình trạng doanh nghiệp khi thì công bố mua cá kích cỡ nhỏ, khi thì lại đòi cá kích cỡ lớn một cách bất thường, khiến họ “dở khóc dở cười”. Nông dân nuôi cá tra càng khó khăn hơn khi phải đóng thuế VAT cho các khoản thức ăn, thuốc thú y thủy sản, xăng dầu,…, chi phí thì tăng cao trong khi nông dân bán cá cho doanh nghiệp, doanh nghiệp thường kéo dài thời hạn trả từ 1 đến 4 tháng để chiếm dụng vốn. Vì vậy, nông dân không có cách nào khác ngoài việc kéo dài thời hạn trả nợ cho ngân hàng.

Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: chung hoàn cảnh với những hộ sản xuất trong huyện còn có những làng nghề thủ công nghiệp, nợ xấu tăng giảm không ổn định. Năm 2010 nợ xấu giảm 39 triệu nhưng đến năm 2011 lại tăng 39 triệu tương đương 78% so với năm 2010. Do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới nên sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ, giá thép ngày một tăng cao,

nguyên vật liệu ngành xây dựng cũng không ngừng biến động làm giảm tín hiệu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Thương mại – dịch vụ: nguyên nhân dẫn đến nợ xấu đối với ngành thương mại - dịch vụ một phần là do hoạt động thương mại - dịch vụ vùng nông thôn thường mua bán chịu hàng hóa đến thời vụ mới thanh toán nên khi mất mùa hay sản xuất kinh doanh không hiệu quả người mua chưa thanh toán tiền đúng hạn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng. Năm 2010 giảm 140 triệu đồng so với năm 2009 nhưng lại tăng 40 triệu đồng tương đương 50% vào năm 2011.

Ngành khác: cùng chung với những ngành kinh tế thì nợ xấu đối với các lĩnh vực khác cũng tăng giảm không ổn định, năm 2011 nợ xấu tăng lên 41 triệu đồng tương đương 82% so với năm 2010 do bị ảnh hưởng chung của nền kinh tế, nền kinh tế nước ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nếu không tháo gỡ kịp thời, sản xuất sẽ trì trệ, tăng trưởng suy giảm, tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Tóm lại, nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua còn gặp một số khó khăn, thách thức như: lạm phát tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức độ; sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn về vốn và giá nguyên liệu đầu vào tăng cùng với thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi đã gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư. Nhìn chung lại, nếu xét theo ngành kinh tế thì nợ xấu trong ngành nông – lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, vì ngành này nhu cầu vốn phần lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên mất mùa thì không thể thu hồi vốn được mà phải tiếp tục đầu tư vốn cho vụ sau. Về phía ngân hàng do đó là khách hàng truyền thống nên không cương quyết xử lý.

2.2.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động trung và dài hạn của ngân hàng qua 3 năm (2009 – 2011) qua 3 năm (2009 – 2011)

Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay trung và dài hạn của chi nhánh, ngoài việc đánh giá lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, doanh số cho vay, nguồn vốn huy động, ngân hàng cần phải xem xét đến các chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w