- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mới được thành lập trên địa bàn huyện như ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng Kiên Long, Á
c) Tình hình dư nợ trung và dài hạn theo ngành kinh tế
Nhìn chung, dư nợ cho vay trung và dài hạn theo ngành kinh tế tăng liên tục qua 3 năm, năm 2010 tăng 4.353 triệu đồng tương đương 6,89%, đến năm 2011 tăng mạnh đạt 10.322 triệu đồng tức 15,27% so với năm 2010. Cụ thể đối với các ngành như sau:
Bảng 2.10: Tình hình dư nợ trung và dài hạn theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 - 2011
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
2010/2009 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Nông –Lâm nghiệp 36.435 57,64 38.533 57,03 40.220 51,64 2.098 5,76 1.687 4,38 2. Thủy sản 10.240 16,20 12.440 18,41 14.120 18,13 2.200 21,48 1.680 13,50 3. TTCN – xây dựng 8.688 13,74 9.230 13,66 12.460 15,99 542 6,24 3.230 34,99 4. Thương mại - DV 6.474 10,24 6.680 9,89 8.220 10,55 206 3,18 1.540 23,05 5. Ngành khác 1.377 2,18 684 1,01 2.869 3,69 (693) (50,33) 2.185 319,44 Tổng 63.214 100 67.567 100 77.889 100 4.353 6,89 10.322 15,27
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh )
Hình 2.10: Biểu đồ tình hình dư nợ trung và dài hạn theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 - 2011
nghiệp tăng nhẹ, dư nợ năm 2009 là 36.435 triệu đồng, năm 2010 tăng 2.098 triệu đồng tương đương và năm 2011 tăng với tốc độ là 4,38% tương đương 1.687 triệu đồng so với năm 2010. Mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao nhưng ngành nông – lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, điều này khẳng định nông nghiệp nông thôn vẫn là thị trường cho vay chính của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cũng mở rộng đầu tư tín dụng cho lĩnh vực này, thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của ngành này đều chiếm tỷ trọng cao.
Thủy sản: xác định được xu hướng của địa phương là tăng cường nuôi trồng thủy sản và thấy được những điều kiện thuân lợi cho người dân trong hoạt động sản xuất này như giá cả, môi trường, yếu tố đầu vào, đầu ra của các loại thủy sản nên ngân hàng đã mạnh dạn cho vay nhiều trong lĩnh vực này. Điều này được thể hiện qua dư nợ đối với ngành nuôi trồng thủy sản tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2010 tăng 21,48% và tăng 13,50% tương đương 1.680 triệu đồng vào năm 2011. Trong những năm gần đây thì mô hình nuôi cá tra xuất khẩu đã được các hộ nông dân áp dụng ngày càng phổ biến và mở rộng quy mô hoạt động. Nuôi loại cá này, tuy có chi phí lớn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu như giá cả bình ổn và nền kinh tế ít biến động. Đồng thời đây cũng là nghề thu hút được nhiều lao động, giải quyết được một phần thất nghiệp nếu như giá cá tra đầu ra được ổn định.
Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: dư nợ đối với ngành này ổn định và tăng mạnh vào năm 2011. Cụ thể năm 2010 tăng 542 triệu đồng, đến năm 2011 tăng 3.230 triệu đồng tương đương 34,99%. Dư nợ tăng là do doanh số cho vay đối với ngành này tăng cao, ngành nghề này đang phát triển tương đối mạnh ở một số địa phương trong tỉnh Vĩnh Long mà ở huyện Bình Minh chủ yếu là đan thảm lục bình, hay còn gọi là đĩa lục bình, và đan khung. Cái hay của nghề này ở chỗ, tuy chỉ là nghề phụ, nhưng do khéo tay và chịu thương chịu khó, khi đã quen tay quen việc thì thu nhập từ nghề đan lục bình lại cao hơn thu nhập chính là nghề nông. Tuy nhiên, đối với những người lao động nghèo muốn dựa vào nghề này để phát triển kinh tế gia đình, coi đó như là một nguồn thu nhập ổn định thì hiện đang đứng trước hai khó khăn lớn. Thứ nhất là về đồng vốn, thứ hai là nguyên liệu. Họ cần có tiền để mua cây lục bình nguyên liệu, trữ lại để sử dụng
trong mùa mưa hoặc vào những lúc khan hiếm nguồn hàng trên thị trường. Vì vậy mà doanh số cho vay lẫn dư nợ đối với ngành này đều tăng cao.
Thưong mại – dịch vụ: dư nợ đối với ngành thương mại – dịch vụ tăng ổn định vào năm 2010 và tăng khá mạnh ở năm 2011. Năm 2010 tăng 206 triệu đồng, đến năm 2011 tăng 1.540 triệu đồng tương đương 23,05%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với đối tường này khá cao trong những năm qua, vì thế mà kéo theo dư nợ cũng tăng mạnh vào năm 2011. Hơn nữa, hiện nay đất nước đang ở trong thời kỳ phát triển thì lĩnh vực thương mại - dịch vụ là lĩnh vực không thể thiếu và đặc biệt ngày càng phải xem nó là ngành mũi nhọn. Vì lẽ đó, NHNO&PTNT huyện Bình Minh cũng đã chú trọng đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này.
Ngành khác: dư nợ trong lĩnh vực cho vay khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho nên dư nợ lĩnh vực này trong những năm qua có tuy có tăng trưởng không ổn định thì cũng không ảnh hưởng nhiều vào tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ giảm 693 triệu đồng nhưng đến năm 2011 lại tăng lên đáng kể, tăng thêm 2.185 triệu đồng so với năm 2010.
Tóm lại, tình hình dư nợ của ngân hàng trong những năm qua đều tăng trưởng ổn định. Trong đó, ngân hàng cần phải chú trọng vào những đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, những khách hàng có uy tín để đầu tư một cách hợp lý, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả đồng thời khai thác thêm đầu tư vào các ngành kinh tế khác của địa phương, kịp thời nắm bắt thời cơ nhất là tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn cũng như mở rộng quy mô hoạt động cho ngân hàng.