Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 50 - 53)

- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mới được thành lập trên địa bàn huyện như ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng Kiên Long, Á

b) Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo ngành kinh tế

Doanh số cho vay tăng ổn định nên doanh số thu nợ cũng tăng ổn định qua các năm. Ta có thể theo dõi bảng số liệu sau đây để thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng trong công tác thu nợ của từng ngành kinh tế sử dụng vốn vay.

Bảng 2.9: Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

2010/2009 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Nông –Lâm nghiệp 33.480 55,40 43.480 57,77 48.620 54,96 10.000 29,87 5.140 11,82 2. Thủy sản 9.856 16,31 12.236 16,26 14.482 16,37 2.380 24,15 2.246 18,36 3. TTCN – xây dựng 5.017 8,30 6.220 8,26 8.260 9,34 1.203 23,98 2.040 32,79 4. Thương mại - DV 11.231 18,59 12.280 16,32 14.440 16,32 1.049 9,34 2.160 17,59 5. Ngành khác 844 1,40 1.045 1,39 2.660 3,01 201 23,82 1.615 154,55 Tổng 60.428 100 75.261 100 88.462 100 14.833 24,55 13.201 17,54

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh )

Hình 2.9: Biểu đồ doanh số thu nợ trung và dài hạn theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 – 2011

Nông – lâm nghiệp: đây là ngành sản xuất không những gắn liền với các yếu tố kinh tế – xã hội mà còn gắn liền với yếu tố tự nhiên, nó chịu tác động trực tiếp của thời tiết, khí hậu, thiên tai dịch bệnh,… Ta thấy đối với ngành nông – lâm nghiệp doanh số thu nợ tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2010 tăng 10.000 triệu đồng tương đương 29,87% so với năm 2009, năm 2011 tiếp tục tăng với tốc độ 11,82% tương đương 5.140 triệu đồng so với năm 2010. Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay trung và dài hạn đối với ngành nông - lâm nghiệp tăng liên tục qua các năm nên cán bộ tín dụng tăng cường các biện pháp thu các khoản nợ đến hạn.

Thủy sản: Cũng như doanh số thu nợ đối với ngành nông - lâm nghiệp thì doanh số thu nợ đối với ngành nuôi trồng thủy sản cũng đạt kết quả khả quan. Cụ thể năm 2010 doanh số thu nợ tăng 2.380 triệu đồng tương đương 24,15%, đến năm 2011 tiếp tục tăng 18,36% so với năm 2010. Sở dĩ doanh số thu nợ đối với ngành nuôi trồng thủy sản tăng liên tục qua 3 năm là do doanh số cho vay đối với ngành này tăng mạnh vào năm 2010 và duy trì đến năm 2011. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng diện tích và sản lượng nuôi, chất lượng và nguồn giống thủy sản cũng luôn được các cơ sở nuôi đặc biệt chú ý nên mặc dù gặp khó khăn chung là việc xuất khẩu thuỷ sản sang EU khó khăn do khủng hoảng nợ công và nguồn cá tra nguyên liệu trong nước thiếu ổn định nhưng mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Riêng cá tra, ba sa đã xuất khẩu sang 135 nước và vùng lãnh thổ; trong đó 2 thị trường nhập khẩu chính là EU và Mỹ.

Mặt hàng thủy sản xuất khẩu đạt được kết quả khả quan như vậy nên người dân nuôi cá đã trả nợ được đúng hạn cho ngân hàng.

Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: doanh số thu nợ tăng ổn định, năm 2010 tăng 23,98%, đến năm 2011 tăng 32,79% tương đương 2.040 triệu đồng so với năm 2010. Doanh số thu nợ đối với ngành này tăng là do có sự hỗ trợ của Chính phủ, trong những năm qua những mặt hàng đã được thị trường thế giới bắt đầu đón nhận, sản phẩm làm ra không chỉ được sử dụng trong các khách sạn, nhà hàng trong nước, mà còn được xuất khẩu đi các nước Tây Âu như Đan Mạch, Tây Đức và xuất sang Đài Loan. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn chiếm 20-25% giá trị sản

xuất chung của huyện, ngành nghề này đã góp phần cải thiện cuộc sống của người dân và giúp cho người dân trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Thương mại – dịch vụ: doanh số thu nợ đối với ngành thương mại - dịch

vụ tăng nhưng không đáng kể vào năm 2010, chỉ tăng 9,34% tương đương 1.049 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là năm 2008 – 2009 tình hình lạm phát và sự bất ổn về giá cả cũng như sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của hầu hết các đối tượng trên địa bàn do đó mà công tác thu nợ đã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành thương mại - dịch vụ vì đây là đối tượng chịu sự tác động không nhỏ của nền kinh tế. Năm 2011 có khởi sắc nhiều hơn, doanh số thu nợ tăng 17,59% tương đương 2.160 triệu đồng. Ngành thương mại dịch vụ do sự cạnh tranh ngày càng nhiều trong lĩnh vực này, thêm vào đó là tình hình kinh tế khó khăn nên người dân thực hiện tiết kiệm chi tiêu nên lúc này các dịch vụ mang tính thiết yếu đều giảm đáng kể.

Ngành khác: doanh số thu nợ đối với các ngành khác tăng ổn định qua các năm. Năm 2010 tăng 23,82% tương đương 201 triệu đồng nhưng đến năm 2011 tăng cao so với năm 2010 với tốc độ 154,55% tương đương 1.615 triệu đồng. Nguyên nhân là do các ngành nghề đang phát triển nhanh theo sự phát triển của xã hội, mặc khác cũng do chủ trương của ngân hàng là chuyển cho vay tiêu dùng sang hình thức cho vay trung và dài hạn nên doanh số cho vay trung và dài hạn tăng cao kéo theo doanh số thu nợ tăng mạnh.

Như vậy, cùng với sự mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng đến các thành phần kinh tế đã làm cho doanh số cho vay tăng và cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng, doanh số thu nợ tăng ổn định chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng cao, ngân hàng đầu tư có hiệu quả vào những khách hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả. Đây là một tín hiệu đáng mừng cần phát huy trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w