- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mới được thành lập trên địa bàn huyện như ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng Kiên Long, Á
b) Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế
Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng đáng kể qua 3 năm. Năm 2010 tăng 14.833 triệu đồng tương đương 24,55%, năm 2011 tăng 13.201 triệu đồng tương đương 17,54%. Cụ thể thể hiện qua các đối tượng sử dụng vốn như sau:
Bảng 2.5: Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 - 2011
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
2010/2009 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1.DN ngoài quốc doanh 176 0,29 336 0,45 640 0,72 160 90,91 304 90,48 2. Cơ sở SXKD 6.721 11,12 8.482 11,27 14.220 16,07 1.761 26,20 5.738 67,65 3. Cá thể, hộ sản xuất 53.531 88,59 66.443 88,28 73.602 83,20 12.912 24,12 7.159 10,77 TỔNG 60.428 100 75.261 100 88.462 100 14.833 24,55 13.201 17,54
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh )
Hình 2.5: Biểu đồ doanh số thu nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 - 2011
DN ngoài quốc doanh: doanh số thu nợ liên tục tăng qua các năm, tăng mạnh vào năm 2011 với số tiền 304 triệu đồng tương đương 90,48%. Sỡ dĩ, doanh số thu nợ liên tục tăng như vậy là do nhiều nguyên nhân có cả khách quan
lẫn chủ quan như: giá cả nguyên vật liệu có chiều hướng giảm, thêm vào đó là trong thời gian này trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều doanh nghiệp nên làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, thị phần tăng, nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng đồng vốn đúng mục đích, quản lý chặt chẽ nguồn vốn vay. Chính vì những nguyên nhân đó mà lợi nhuận của các doanh nghiệp đạt được cao mà không còn bị thua lỗ nên họ có khả năng thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng vì vậy mà doanh số thu nợ qua các năm liên tục tăng.
Cơ sở sản xuất kinh doanh: qua bảng ta thấy doanh số thu nợ tăng cao đặc biệt là năm 2011 tăng 5.738 triệu đồng tương đương 67,65%. Nguyên nhân là do cơ sở sản xuất kinh doanh đã biết vận dụng các kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và đã tiết kiệm được thời gian chi phí trong quá trình sản xuất nên làm cho lợi nhuận ngày càng cao đảm bảo được nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó còn do ngân hàng có sự lựa chọn khách hàng rất kỹ trước khi tiến hành phát vay, cán bộ tín dụng luôn bám sát đẩy nhanh vòng quay vốn kinh doanh của các cơ sở sản xuất, nhờ vậy mà ngân hàng dễ thu hồi ở thành phần kinh tế này.
Cá thể, hộ sản xuất: doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này liên tục tăng, năm 2010 tăng 12.912 triệu đồng tương đương 24,12%, đến năm 2011 tăng 10,77% so với năm 2010. Sở dĩ có kết quả khả quan như vậy là do ngân hàng có nhiều biện pháp thu nợ tích cực, thẩm định kỹ trước khi cho vay, kiên quyết không cho vay đối với khách hàng không có phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng nhằm tránh việc sử dụng vốn sai mục đích. Nhờ vậy mà công tác thu hồi nợ được nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn.
Tóm lại, tình hình thu nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế có chuyển biến tốt, biểu hiện là doanh số thu nợ tăng liên tục qua 3 năm. Đạt được kết quả như vậy chính là một sự nổ lực, cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng không chỉ tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi vay đúng hạn, tích cực đôn đốc trả nợ đối với những khách hàng đã gia hạn nợ, tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ, có thể lựa chọn, xem xét cho vay những khách hàng có khả năng cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh nhưng phải kiểm soát được vốn vay và đảm bảo thu hồi dần các khoản nợ cũ.