- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mới được thành lập trên địa bàn huyện như ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng Kiên Long, Á
a) Doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế
2.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long chi nhánh huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
2.2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009 - 2011 kinh tế giai đoạn 2009 - 2011
a) Doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tế
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất là loại hình cá thể và hộ sản xuất, kế đó là cơ sở sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng thấp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bảng 2.4: Doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 - 2011
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
2010/2009 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1.DN ngoài quốc doanh 170 0,28 513 0,64 2.266 2,36 343 201,76 1.753 341,52 2. Cơ sở SXKD 8.218 13,56 13.383 16,81 17.233 17,93 5.165 62,85 3.850 28,77 3. Cá thể, hộ sản xuất 52.237 86,16 65.718 82,55 76.611 79,71 13.481 25,81 10.893 16,57 TỔNG 60.625 100 79.614 100 96.110 100 18.989 31,32 16.496 20,72
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh )
Hình 2.4: Biểu đồ doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2009 – 2011
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích phát triển vì nó đóng góp khá lớn vào quá trình phát triển kinh tế của huyện nhà. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này đang đi theo chiều hướng khả quan, doanh số tăng trong hai năm 2010 và 2011, năm 2010 doanh số cho vay tăng 343 triệu đồng tương đương 201,76%, đặc biệt đến năm 2011 thì con số này tăng thêm 1.753 triệu đồng tương đương 341,52% so với năm 2010. Vì trong năm 2010, ngân hàng áp dụng nhiều chính sách phù hợp nên đã thu hút được nhiều khách hàng. Thuận lợi còn thể hiện ở chỗ có nhiều doanh nghiệp mới thành lập và một số doanh nghiệp cũ mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu vay cao dẫn đến doanh số cho vay tăng lên.
Cơ sở sản xuất kinh doanh: từ bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng qua 3 năm và tăng mạnh vào năm 2010, tăng 5.165 triệu đồng tương đương 62,85% do trong thời gian gần đây với sự ra đời của cảng, khu công nghiệp,…, nên đã làm cho nền kinh tế của huyện nhà ngày càng khởi sắc hơn. Bên cạnh cơ sở sản xuất kinh doanh truyền thống như nước mắm, nước tương, chao, tàu hủ,...,
thì đến nay xuất hiện một số cơ sở mới. Đây là thành phần kinh tế có quy mô nhỏ nhưng lợi nhuận đem lại thì khá lớn và ít rủi ro. Do đó, nhiều người đã mạnh dạn đầu tư vào thành phần kinh tế này, nhưng do mới thành lập nên nguồn vốn có giới hạn và sự trợ giúp của ngân hàng lúc này là hết sức cần thiết. Vì vậy mà doanh số cho vay của thành phần kinh tế này không ngừng tăng nhanh qua các năm.
Cá thể, hộ sản xuất: Phần lớn doanh số cho vay của đơn vị tập trung vào thành phần cá thể, hộ sản xuất do đặc điểm của chi nhánh nằm trên địa bàn có nhiều hộ kinh doanh, sản xuất, chăn nuôi cá thể cũng như có sự tập trung đông đúc cán bộ công nhân viên thuộc các Sở Ban Ngành trên địa bàn huyện nên nhu cầu vay vốn là khá lớn và nguồn thu này mang lại hiệu quả kinh doanh cao trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh vì chúng ít rủi ro, dễ theo dõi, dễ quản lý, hiệu quả cao,…, cho nên nó đã chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay tăng 13.481 triệu đồng tương đương 25,81%, đến năm 2011 tình hình cho vay vẫn tiếp tục tăng dù tốc độ có chậm lại (tăng 10.893 triệu đồng tương đương 16,57%). Nguyên nhân là do nhiều hộ nông dân tham gia vào những ngành nghề truyền thống như làm nhang, đan thảm, nhiều hộ kinh doanh nhỏ bắt đầu vào nghề, nhiều người dân đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi. Mặt khác, do sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu cập nhật thông tin, vui chơi giải trí của giới trẻ ngày càng cao vì vậy một số người đã mở dịch vụ internet để đáp ứng nhu cầu đó của họ.
Như vậy, ngân hàng ngoài việc cho vay ở các lĩnh vực truyền thống như: trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp,..., thì còn đáp ứng nhu cầu vốn của mọi đối tượng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau để giúp cho nền kinh tế phát triển đồng đều và bền vững. Do đó, ngân hàng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và huyện Bình Minh nói riêng.