Tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 37)

- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mới được thành lập trên địa bàn huyện như ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng Kiên Long, Á

c) Tình hình dư nợ

Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay thì chỉ tiêu dư nợ cũng dùng để đánh giá quy mô tín dụng của ngân hàng, nó phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá đúng năng lực của khách hàng. Trong công tác tín dụng ngân hàng, doanh số cho vay cùng dư nợ cho vay là căn cứ cơ bản để đánh giá hiệu quả của một khoản vay và từ đó có thể đánh giá dự án triển vọng trong tương lai. Chính vì thế, việc theo dõi tình hình dư nợ cho vay là một công việc quan trọng không thể thiếu được trong công tác tín dụng của ngân hàng.

Dư nợ của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm, năm 2010 tăng 32,636 triệu đồng tương đương 16,29%, đến năm 2011 tăng thêm 12,57%. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng vốn của người dân ngày càng cao và đã thu hút được nhiều khách hàng mới, đặc biệt những khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, còn có một số mô hình làm ăn đạt hiệu quả, được sự khuyến khích của Nhà nước nên họ mạnh dạn đầu tư vào vay ngắn hạn dẫn đến nhu cầu vốn tăng, vì vậy làm cho dư nợ tăng lên nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể là do năm 2008 nền kinh tế nước ta nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung chịu tác động xấu của giá cả thị trường và tình hình lạm phát đang diễn ra nên chủ trương từ ngân hàng cấp trên là “thắt chặt tín dụng”, vì thế mà mức lãi suất cho vay tăng lên khiến nhiều khách hàng dè dặt trong việc vay vốn và ngân hàng cũng chỉ tập trung cho vay đối với những đối tượng có mục đích và phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại nhno& ptnt huyện bình minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w