CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.5.2. Tổ chức hệ thống phân phối
Theo mức độ liên kết giữa các thành viên, các hệ thống phân phối có thể chia ra thành 2 kiểu tổ chức là: Hệ thống phân phối truyền thống và HTPP liên kết
đọc.
- Các HTPP truyền thống (HTPP hình thành ngẫu nhiên): là dòng vận động của hàng hoá trên thị trường được hình thành ngẫu nhiên và tự phát. Các DN và cá nhân tham gia vào HTPP truyền thống không muốn phụ thuộc nhau trong quá trình kinh doanh. Những người tham gia vào hoạt động phân phối tự phát tìm
kiém lợi ích bất cứ khi nào, ở đâu và bằng mọi cách có thể. Chính cơ chế thị trường tự do và tín hiệu giá cả đã tạo nên các HTPP truyền thống
- Các hệ thống phân phối liền kết dọc: là các HTPP có chương trình trọng tâm và quan lí chuyên nghiệp được thiết kế nhằm đạt hiệu quả phân phối cao và ảnh hưởng tối đa đến thị trường. Thành viên có sự liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động như một thể thống nhất. DN sử dụng HTPP lên kết dọc có thể kiểm soát được hoạt động của HTPP và chủ động giải quyết xung đột. Nó mang lai hiệu quả kinh tế theo qui mô trong phân phối và xoá bổỏnhững công việc trùng lặp. Do vậy, các DN cần phát triển HTPP liên kết dọc
2.1.6. Vai trò của HTPP hàng hoá:
Các quyết định phân phối hàng hoá đã và đang trở thành những chiến lược cạnh tranh của DN, là một công cụ cực kỳ quan trọng và phức tạp trong chiến lược kinh doanh của DN. Nó giúp DN tạo lập được lợi thế cạnh tranh bén vững
đài hạn trên thị trường và thành công trong kinh doanh.
2.1.7. Thương hiệu:
Thương hiệu là tên hay một biểu tượng dùng để:
- Nhận biệt và phân biệt với các sản phẩm khác trên thị trường.
- Đại diện cho toàn bộ những nhận thức của khách hàng khi nghĩ về tên của sản phẩm hoặc công ty.
Thương hiệu là một khái niệm trừu tượng hiện diện trong tâm trí người tiêu
dùng. Thương hiệu là tài sản vô hình, là phần linh hồn của doanh nghiệp.
2.1.7.1. Nhận diện thương hiệu:
Nhận diện thương hiệu là một tập hợp những liên tưởng mà công ty muốn xây dựng và giữ gìn trong suy nghĩ của khách hàng.
2.1.7.2. Dinh vị thương hiệu:
Định vị thương hiệu là xác định vị trí thương hiệu của mình đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường được nhận thức bởi người tiêu dùng.
2.1.8. Các tác lực cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động phân phối:
Xác định các tác lực cạnh tranh nhằm xác định được các lợi thế, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong cùng một môi trường, thể chế kinh doanh giống nhau (ở đây là thị trường kinh doanh Việt Nam). Doanh nghiệp khai thác được các điểm mạnh của các tác lực cạnh tranh và hạn chế điểm yếu của mình. Đồng thời, chống lại điểm mạnh và khai thác điểm yếu của đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bao gồm các tác lực cạnh tranh: Tác lực của chiến lược sản phẩm; tác lực của chiến lược giá; tác lực chiến lược phân phối; tác lực chiến lược giá chiêu thị cổ
động và quan hệ công chúng.
2.1.9. Ma Trận SWOT:
Ma tran SWOT dùng để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, de doa, chủ yếu của Doanh nghiệp. Trên cơ sở liên kếy những yếu tố đó, đưa ra những chiến lược gợi ý. Tuy nhiên, đây không phải là chiến lược cuối cùng của doanh nghiệp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu thứ cấp tại các phòng ban thuộc công ty cổ phần Kinh Đô miễn Nam và các phương tiện công cộng.
Phỏng vấn các chuyên gia tại công ty để bổ sung các thông tin, dữ liệu, kiểm chứng các số liệu thứ cấp và thu thập các ý kiến đánh giá cũng như định hướng
hoạt động cho việc kinh doanh mặt hàng bánh kẹo
Quá trình nghiên cứu có khảo sát thực tế lộ trình bán hàng của nhân viên thị trường, Nhà phân phối, các siêu thị, Kinh Đô Bakery tại TP. Hồ Chí Minh. Tổng
hợp và phân tích các tài liệu có liên quan.
CHƯƠNG 3