Đặc điểm về ngành, lĩnh vực kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 120)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2.1. Đặc điểm về ngành, lĩnh vực kinh doanh

Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên thực hiện kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực sau:

- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng Bƣu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ Bƣu chính công.

- Cung cấp các dịch vụ Bƣu chính công ích.

- Kinh doanh các dịch vụ Bƣu chính, phát hành báo chí, chuyển phát trong và ngoài nƣớc.

- Cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin. - Kinh doanh các dịch vụ môi trƣờng mạng.

- Vận tải hành khách đƣờng bộ. - Đại lý mua bán hàng hoá.

- Kinh doanh bất động sản cho thuê văn phòng.

- Các ngành nghề khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh.

Bƣu chính Viễn thông là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân và là một ngành dịch vụ nên có đầy đủ các đặc điểm chung nhƣ các ngành sản xuất vật chất khác, nhƣng đồng thời mang tính đặc thù riêng mà các ngành khách không có. Những đặc điểm riêng này có ảnh hƣởng lớn về mặt kinh tế đến việc tổ chức và quản lý sản xuất, đến tổ chức lao động.

Một là, sản phẩm của ngành Bƣu chính Viễn thông khác sản phẩm của các ngành sản phẩm vật chất khác: nó không phải là vật thể mới, không phải là hàng hoá mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đƣa tin tức. Đối tƣợng lao động trong quá trình sản xuất của ngành là tin tức nên trong quá trình sản xuất ra sản phẩm Bƣu chính Viễn thông không dùng đến nguyên vật liệu cơ bản.

Hai là, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bƣu chính Viễn thông luôn quá gắn liền với nhau. Trong quá trình chuyển đƣa sản phẩm Bƣu chính Viễn thông đến ngƣời tiêu dùng đòi hỏi phải chính xác, chất lƣợng đạt 100% không cho phép có thứ phẩm và phế phẩm.

Ba là, sản phẩm Bƣu chính Viễn thông không có sự biến đổi nào khác ngoài sự biến đổi không đồng đều theo thời gian, việc rút ngắn thời gian và không gian là một đặc điểm quan trọng của quá trình truyền đƣa tin tức. Điều đó có nghĩa là sản phẩm Bƣu chính Viễn thông đòi hỏi tốc độ thông tin nhanh chóng, nếu không thì sẽ mất hoàn toàn hiệu quả có ích của sản phẩm hay mất một phần giá trị của nó, mọi sự thay đổi khác về hình thức, nội dung của đối tƣợng lao động đều ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm.

Bốn là, để sản xuất ra sản phẩm Bƣu chính Viễn thông hoàn chỉnh phải có ít nhất từ hai cơ sở bƣu cục tham gia trở lên. Nhƣ vậy, phải xây dựng mạng lƣới thông tin thống nhất, con ngƣời làm công tác truyền tin tức phải có sự phối hợp chặt chẽ trên mạng lƣới.

Những đặc điểm kinh tế đặc thù trên đây làm cho sản phẩm Bƣu chính Viễn thông mang tính chất toàn ngành, sản phẩm của ngành Bƣu chính Viễn thông là toàn bộ hiệu quả có ích của những giai đoạn sản xuất riêng lẻ trong quá trình sản xuất hoàn chỉnh - quá trình truyền đƣa tin tức. Khi sản xuất sản phẩm Bƣu chính Viễn thông tức là việc chuyển, đƣa tin tức (thực hiện dịch vụ) thì tin tức là đối tƣợng lao động mà lao động công nhân viên ngành Bƣu chính Viễn thông có sự tham gia của tƣ liệu sản xuất tác động trực tiếp vào.

Lao động trong sản xuất kinh doanh Bƣu chính Viễn thông là một bộ phận lao động cần thiết của toàn bộ lao động xã hội. Đó là lao động trong khâu sản xuất thực hiện chức năng sản xuất các dịch vụ bƣu chính viễn thông. Lao động trong khâu sản xuất nói chung và ở các doanh nghiệp Bƣu chính Viễn thông nói riêng chia làm hai bộ phận chủ yếu và thực hiện hai chức năng chính sau đây:

Một là, bộ phận lao động trực tiếp thực hiện các dịch vụ bƣu chính viễn thông nhƣ lao động làm các công việc bảo dƣỡng, sửa chữa cáp, dây máy thuê bao, di chuyển lắp đặt máy điện thoại thuê bao, lao động chuyển mạch, vi ba, khai thác bƣu chính, phát hành báo chí, giao dịch... Hao phí lao động này nhập vào giá trị sản phẩm dịch vụ bƣu chính viễn thông. Bộ phận lao động này sáng tạo ra giá trị mới và tạo ra thu nhập quốc dân.

Hai là, bộ phận phục vụ cho thực hiện các dịch vụ bƣu chính viễn thông. Ngoài hai bộ phận lao động thực hiện hai chức năng chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, trong doanh nghiệp Bƣu chính Viễn thông còn có bộ phần lao động ngoài kinh doanh. Bộ phận lao động này nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và cơ chế quản lý. Trong ngành Bƣu chính Viễn thông, căn cứ vào chức năng, nội dung công việc của từng lao động bao gồm:

- Lao động công nghệ tức là những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh (truyền đƣa tin tức) nhƣ lao động làm các công việc bảo dƣỡng, sửa chữa cáp, dây máy thuê bao, lao động chuyển mạch, vi ba, khai thác bƣu chính phát hành báo chí, giao dịch, 101, 108, 116 chuyển phát nhanh, điện hoa, công nhân vận chuyển bƣu chính, phát thƣ, điện báo...

- Lao động quản lý là những lao động làm các công việc tác động vào mối quan hệ giữa những ngƣời lao động và giữa các tập thể lao động của đơn vị nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh.

- Lao động bổ trợ là những lao động làm các công việc tác động vào quá trình chuẩn bị, quá trình đảm bảo các công việc tác động vào quá trình chuẩn bị, quá trình đảm bảo các điều kiện cho lao động công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm ở các công ty. Bƣu điện quận, huyện nhƣ vận chuyển cung ứng vật tƣ trong dây chuyền công nghệ, vệ sinh công nghiệp, kiểm soát chất lƣợng thông tin, bảo vệ kinh tế tại doanh nghiệp, tính cƣớc, thu cƣớc, hƣớng dẫn chỉ đạo kỹ thuật nghiệp vụ...

Mỗi loại lao động nói trên có vai trò và nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của ngành Bƣu chính Viễn thông.

3.1.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật mạng lưới

Với mạng lƣới Bƣu chính trải rộng trong toàn tỉnh, gồm 41 Bƣu cục, 139 điểm Bƣu điện văn hoá xã, 94 đại lý Bƣu điện. Bán kính phục vụ bình quân là 1,73 km. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, mạng Bƣu chính đảm bảo tốt thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, các cấp các ngành nhƣ: Phục vụ công tác phòng chống bão lụt giảm nhẹ thiên tai, phục vụ công tác quốc phòng an ninh, phục vụ các đợt thi tuyển sinh đại học, thi tốt nghiệp phổ thông trung học…

Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên phục vụ trên 700 loại báo, tạp chí khác nhau, đảm bảo phục vụ các loại báo ngày nhƣ Báo nhân dân, Báo Thái Nguyên, Báo Lao động... đến 100% số xã trong toàn tỉnh. Tình hình hoạt động của đƣờng thƣ cấp I liên tỉnh Hà Nội - Thái Nguyên các chuyến thƣ báo đều giao nhận đầy đủ 100%. Việc giao nhận không để xảy ra sai sót, mất mát hoặc hƣ hỏng. Đƣờng thƣ cấp II đi các huyện thƣờng có số lƣợng nhiều và khối trọng lớn đã đƣợc vận chuyển bằng ô tô đảm bảo nhanh chóng, an toàn. Các tuyến đƣờng thƣ cấp III đƣợc sắp xếp lại, phân công và giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngƣời phụ trách, các đồng chí bƣu tá có thái độ làm việc tốt, tinh thần trách nhiệm, không để xảy ra sai sót nghiêm trọng.

Thực hiện tốt các dịch vụ viễn thông theo hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Viễn thông Thái Nguyên và Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Xác định SXKD là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên ngay từ tháng đầu năm triển khai các chỉ thị, văn bản hƣớng dẫn của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam, tổ chức phát động các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng

tạo trong CNVC và đƣợc cán bộ CNVC hƣởng ứng tích cực, ở từng vị trí công tác mỗi cá nhân đều tìm các giải pháp, khắc phục khó khăn để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Tập trung vào các nội dung chủ yếu nhƣ: ổn định tổ chức sau khi chia tách đảm bảo quá trình cung cấp dịch vụ kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ chính trị, an ninh quốc phòng, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, không gây ảnh hƣởng đến tâm lý khách hàng. Nghiên cứu thị trƣờng, khang trang các giao dịch, đổi mới công tác quản lý, ứng dụng CNTT vào quản lý và sản xuất, triển khai các dịch vụ mới, cải tiến các quy trình cung cấp các dịch vụ, tổ chức chăm sóc khách hàng, Khuyến khích động viên CNVC tăng giờ làm việc, đổi mới phong cách phục vụ, tham gia bán ngoài giờ sim, thẻ viễn thông, thu cƣớc viễn thông, bán bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ Bƣu chính... Bƣu điện tỉnh đã xây dựng nhiều cơ chế, quy chế nội bộ gắn kết giữa thi đua với khen thƣởng, gắn lợi ích kinh tế với động viên tinh thần đối với mỗi cán bộ CNVC nhƣ: quy chế thi đua khen thƣởng, quy chế trả lƣơng, quy chế khuyến khích tài năng trẻ, quy chế tuyển dụng lao động, trợ cấp khó khăn, phòng chống tệ nạn xã hội và nhiều cơ chế quản lý khác nhằm công khai lợi ích và trách nhiệm của mỗi ngƣời lao động.

Chuyên môn đã phối hợp với công đoàn đã vận động cán bộ CNVC phát huy sức lực và trí tuệ, nâng cao năng lực quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổ chức nhiều buổi tập huấn, tọa đàm nhằm tranh thủ các ý kiến đóng góp của cán bộ CNVC nhƣ: Biện pháp nâng cao phát triển dịch vụ Bƣu chính Viễn thông, hợp đồng hợp tác kinh doanh Viễn thông, thống nhất quy trình quản lý Bƣu điện, bàn các giải pháp tổ chức bán hàng hoá, triển khai các dịch vụ mới, bán thẻ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ bƣu chính, sắp xếp hành trình đƣờng thƣ báo đến các xã, thu Bƣu điện phí đảm bảo

không quá 1,2 tháng doanh thu, sắp xếp bố trí lao động hợp lý, tiết kiệm để nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm chống lãng phí... Với tinh thần trách nhiệm, đã có rất nhiều ý kiến của cán bộ CNVC tham gia đề xuất các giải pháp để lãnh đạo xem xét trong quá trình điều hành SXKD.

Doanh thu thực hiện cả năm 2011: đạt 49.200 triệu đồng đạt 104,9% so với kế hoạch giao.

3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BƢU ĐIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2.1. Tình hình biến động số lƣợng nguồn nhân lực tại Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Con ngƣời cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích môi trƣờng, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Cho dù các quan điểm của hệ thống chiến lƣợc tổng quát có đúng đắn đến mức độ nào đi chăng nữa thì cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có những con ngƣời làm việc có hiệu quả.

Đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp thể hiện ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bộ máy quản lý từ Giám đốc doanh nghiệp đến cán bộ kỹ thuật, trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công nhân.

Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị giỏi cũng chƣa đủ, còn cần đội ngũ lao động với trình độ tay nghề chuyên sâu, có khả năng sáng tạo, trung thực trong công việc. Bởi đây chính là những ngƣời trực tiếp thực hiện những ý tƣởng, chiến lƣợc và chiến thuật kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo cấp trên, những ngƣời tạo nên chất lƣợng công trình và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.2.1.1. Tình hình số lượng lao động theo vị trí công việc

Trong quá trình phát triển của Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên, hàng năm quy mô lao động đều tăng. Tuy nhiên, có sự biến động về lao động theo vị trí công việc.

Bảng 3.1: Tình hình lao động theo vị trí công việc TT Loại LĐ 2009 2010 2011 So Sánh TĐPT BQ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 10/09 11/10 I Lao động quản lý 29 11,37 37 13,70 46 16,03 127,59 124,32 125,94 1 Lao động quản lý (từ cấp trƣởng, phó phòng trở lên) 14 48,28 19 51,35 21 45,65 135,71 110,53 122,47 2 Chuyên viên 10 34,48 12 32,43 17 36,96 120,00 141,67 130,38 3 Nhân viên nghiệp vụ 5 17,24 6 16,22 8 17,39 120,00 133,33 126,49

II Lao động sản xuất 226 88,63 233 86,30 241 83,97 103,10 103,43 103,27

1 Nhân viên kỹ thuật 8 3,54 10 4,29 14 5,81 125,00 140,00 132,29 2 Công nhân phục vụ 13 5,75 14 6,01 19 7,88 107,69 135,71 120,89 3 Công nhân sản xuất 205 90,71 209 89,70 208 86,31 101,95 99,52 100,73

Tổng cộng 255 100,00 270 100,00 287 100,00 105,88 106,30 106,09

(Nguồn: Phòng TCCB - LĐ, Bưu điện tỉnh Thái Nguyên)

2009 80,39% 5,10% 3,14% 1,96% 3,92% 5,49%

Lao động quản lý (từ cấp trƣởng, phó phòng trở lên) Chuyên viên

Nhân viên nghiệp vụ Nhân viên kỹ thuật Công nhân phục vụ Công nhân sản xuất

2011 4,88% 6,62% 72,47% 5,92% 7,32% 2,79%

Lao động quản lý (từ cấp trƣởng, phó phòng trở lên) Chuyên viên

Nhân viên nghiệp vụ Nhân viên kỹ thuật Công nhân phục vụ Công nhân sản xuất

Đối với một doanh nghiệp càng phát triển đòi hỏi đội ngũ lao động làm quản lý càng tăng về số lƣợng và chất lƣợng.

Hàng năm Bƣu điện có những chính sách để tăng cƣờng đội ngũ lao động làm quản lý. Đối với những nhân viên giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm luôn đƣợc Bƣu điện quan tâm để đƣa lên làm đội ngũ lãnh đạo.

Qua 3 năm, số lƣợng lao động quản lý và lao động sản xuất đều tăng. Năm 2010 so với năm 2009, số lƣợng lao động quản lý tăng lên 8 ngƣời tƣơng ứng với 27,59% là do lao động quản lý từ cấp trƣởng phòng trở lên tăng 5 ngƣời (35,71%), chuyên viên tăng 2 ngƣời (20%), nhân viên nghiệp vụ tăng 1 ngƣời (20%). Đối với lao động sản xuất, tăng 7 ngƣời ứng với 3,1% trong đó lớn nhất là sự thay đổi về công nhân sản xuất, tăng 4 ngƣời (1,95%).

Năm 2011 so với năm 2010, số lƣợng lao động quản lý tăng lên 9 ngƣời tƣơng ứng với 24,32% là do lao động quản lý từ cấp trƣởng phòng trở lên tăng 2 ngƣời (10,53%), chuyên viên tăng 5 ngƣời (41,67%), nhân viên nghiệp vụ tăng 2 ngƣời (33,33%). Đối với lao động sản xuất, tăng 8 ngƣời ứng với 3,43%, trong đó lớn nhất là sự thay đổi về công nhân phục vụ, tăng 5 ngƣời (35,71%).

Thông qua bảng 3.1, số lƣợng lao động theo vị trí công việc bình quân qua 3 năm tăng 6,09%. Trong đó, lao động quản lý tăng 25,94%, lao động sản xuất tăng 3,27%. Nguyên do của sự chênh lệch này là: số lƣợng lao động đƣợc phép tuyển dụng là do Tập đoàn duyệt. Thêm nữa, thời điểm tuyển dụng là giữa năm kế hoạch nên đã có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh và nguyên nhân cuối cùng là công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực còn những hạn chế nhất định.

Bảng 3.2: Tình hình lao động theo giới tính và độ tuổi TT Loại LĐ 2009 2010 2011 So Sánh TĐPT BQ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 10/09 11/10 I Lao động quản lý 29 37 46 127,59 124,32 125,94 1 Giới tính 29 100,00 37 100,00 46 100,00 127,59 124,32 125,94 1.1 Nam 16 55,17 22 59,46 25 54,35 137,50 113,64 125,00 1.2 Nữ 13 44,83 15 40,54 21 45,65 115,38 140,00 127,10 2 Độ Tuổi 29 100,00 37 100,00 46 100,00 127,59 124,32 125,94 2.1 20 - 30 2 6,90 4 10,81 6 13,04 200,00 150,00 173,21 2.2 30 - 40 8 27,59 10 27,03 12 26,09 125,00 120,00 122,47

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)