5. Bố cục của luận văn
2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo doanh thu/lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu thể hiện năng suất lao động bằng tiền mặt của một ngƣời lao động tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định:
L Q W hoặc L LN W (7) Q: Tổng doanh thu. LN: Tổng lợi nhuận. L: Tổng số lao động.
W: Mức doanh thu/lợi nhuận mà một lao động tạo ra.
- Ưu điểm: Chỉ tiêu này có thể sử dụng rộng rãi cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau, có thể dùng để so sánh năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
- Nhược điểm: Chƣa phản ánh đƣợc hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực dựa trên kết cấu lao động, tình hình biến động lao động… Những sản phẩm có giá trị cao khi ở dạng bán thành phẩm vẫn không xác định đƣợc.
2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo tỷ lệ thời gian làm việc thực tế
Chỉ tiêu này dùng để so sánh việc sử dụng thời gian làm việc thực tế với thời gian làm việc theo quy định:
x100 Tk
Tt
K (8)
K: Tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc thực tế (đơn vị: %).
Tt: Thời gian làm việc thực tế bao gồm thời gian ngƣời lao động có làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.
Tk: Thời gian làm việc theo quy định là thời gian theo quy định ngƣời lao động có thể sử dụng.
Tt bao gồm: thời gian làm việc đúng việc và thời gian làm việc không đúng việc.
+ Thời gian làm đúng việc là khoảng thời gian mà ngƣời lao động chỉ làm đúng công việc đƣợc chuyên trách.
+ Thời gian làm việc không đúng việc là khoảng thời gian mà lao động chuyển sang làm những công việc giao (ngoài những công việc chuyên trách).
- Ưu điểm: Có thể so sánh đƣợc thời gian làm việc thực tế giữa các doanh nghiệp.
- Nhược điểm: Không phản ánh đƣợc các kết quả sản xuất kinh doanh.
2.2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo quỹ tiền lương và thu nhập
Dùng để đánh giá mức thu nhập bình quân mà ngƣời lao động nhận đƣợc trong một thời gian nhất định:
L TL
TNBQ (9)
TNBQ: Thu nhập bình quân ngƣời lao động nhận đƣợc theo một thời kỳ nhất định.
TL: Tổng quỹ lƣơng. L: Tổng số lao động.
Chỉ tiêu này mới chỉ đánh giá đƣợc mức thu nhập bình quân chƣa phản ánh đƣợc năng suất lao động.
Do tình hình sản xuất kinh doanh, mức lợi nhuận có ảnh hƣởng trực tiếp đến tổng quỹ lƣơng nên nó cũng ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân. Ngoài ra, nó cũng chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ số lao động trong doanh nghiệp. Với số lƣợng lao động không đổi thì tổng quỹ lƣơng và mức thu nhập
bình quân thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó bao gồm cả hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
2.2.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo mức độ hợp lý của cơ cấu nghề nghiệp (bố trí lao động tại các bộ phận trong doanh nghiệp)
Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo kết cấu lao động tức là xem xét cơ cấu lao động tại mỗi bộ phận, hoặc giữa các bộ phận đã hợp lý chƣa, cũng nhƣ đảm bảo tính đồng bộ của ngƣời lao động trong quá trình thực hiện công việc. Dù thừa hay thiếu lao động ở bất kỳ bộ phận nào đều ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, nó làm mất đi tính đồng bộ và khả năng hợp tác giữa các bộ phận.
Hậu quả của việc không sử dụng hết khả năng lao động, lãng phí sức lao động và tất yếu gây lãng phí trong các khoản chi phí và nó ảnh hƣởng không nhỏ đến chính sách phát triển trong tƣơng lai của doanh nhgiệp trên nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là chính sách nhân sự.
Bằng cách so sánh số lƣợng lao động hiện có và nhu cầu sẽ phát hiện đƣợc số lao động thừa thiếu trong từng công việc, từng bộ phận và trong toàn bộ doanh nghiệp.
2.2.2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo vốn đầu tư
Căn cứ trên nguồn vốn đầu tƣ ta sử dụng hai chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:
+ Chỉ số sinh lợi (Hp):
x100 V
LN
Hp (10)
Hp: Chỉ số sinh lợi cho biết trong 100 đồng vốn đầu tƣ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đồng thời, đánh giá khả năng sinh lời và phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.
LN: Lợi nhuận. V: Tổng số vốn đầu tƣ. + Chỉ số tạo việc làm: L V Hv (11)
Hv: Chỉ số tạo việc làm thể hiện doanh nghiệp cần bao nhiêu tiền đầu tƣ để tạo ra một chỗ làm việc.
L: Tổng số lao động.
Bên cạnh đó, chỉ số tạo việc làm đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Đặc biệt chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng về mặt xã hội trong công tác giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động.
2.2.2.7. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo mức độ bố trí đúng ngành nghề (đối với từng người lao động vào từng vị trí công việc cụ thể)
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta cũng có thể dựa trên chỉ tiêu hệ số sử dụng lao động đƣợc bố trí đúng nghề: K = Số lao động đƣợc bố trí đúng nghề (12) Tổng số lao động K: Hệ số sử dụng lao động đƣợc bố trí đúng nghề.
Lực lƣợng lao động có kết cấu nghề nghiệp hợp lý là một lực lƣợng lao động không chỉ có số lƣợng lao động hợp lý mà còn cả chất lƣợng lao động hợp lý tức là lực lƣợng lao động này phải có trình độ chuyên môn, có khả năng làm việc nhƣng đồng thời phải đƣợc bố trí đúng việc, đúng ngành nghề và phù hợp với sở thích nghề nghiệp.
Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích từng chức năng cụ thể của quản lý nguồn nhân lực chúng ta cũng có thể thấy đƣợc việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hay không. Các chỉ tiêu khác có thể dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nhƣ sự biến động lao động của công ty, mức độ vi phạm an toàn lao động, nội quy lao động và các sáng kiến cải tiến kỹ thuật…
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BƢU ĐIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. TỔNG QUAN VỀ BƢU ĐIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
3.1.1.1. Giới thiệu khái quát về Bưu điện tỉnh Thái Nguyên
- Công ty mẹ: TỔNG CÔNG TY BƢU CHÍNH VIỆT NAM - VNPost
- Tên giao dịch chính thức: Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Post
- Tên viết tắt: VNPost
- Trụ sở chính: đặt tại thành phố Hà Nội - Website: http://www.vnpost.vn
- Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam là tổng công ty nhà nƣớc, do Nhà nƣớc quyết định thành lập và giao vốn thông qua Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam; thực hiện chế độ hạch toán và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam; có tƣ cách pháp nhân, con dấu, biểu tƣợng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc, các ngân hàng theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bƣu chính của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam.
- Vốn điều lệ: 8.122 tỷ đồng.
- Công ty con: Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.2. Hình thức, tên gọi và trụ sở
- Tên gọi: Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên
- Trụ sở: Số 10, đƣờng Cách mạng tháng 8, thành phố Thái Nguyên. - Điện thoại: 02803.657 788 Fax: 02803.657 799
- Ban lãnh đạo:
+ Giám đốc: Bà Hà Thị Noa
Điện thoại: 02803.655 675 - 0913.286 570 + Phó giám đốc: Ông Đinh Minh Hải
Điện thoại: 02803.658 999 - 0913.286 448
Ngày 01/01/2008 Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên (cũ) chính thức đƣợc chia tách thành 02 đơn vị mới: Viễn thông Thái Nguyên và Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên (mới).
Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên là doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo quyết định số: 578/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên là đơn vị thành viên của Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam.
Theo cơ cấu tổ chức mới, Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên có nhiệm vụ tổ chức cung cấp dịch vụ bƣu chính, phát hành báo chí công ích và cung cấp dịch vụ viễn thông tại các điểm giao dịch; thực hiện một số công đoạn trong quy trình cung cấp dịch vụ viễn thông, tin học. Bƣu điện tỉnh quản lý toàn bộ số lao động cung cấp dịch vụ bƣu chính, lao động cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng tại các điểm giao dịch, lao động tại các điểm Bƣu điện văn hoá xã.
Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên có bề dày truyền thống 65 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực Bƣu chính với mạng lƣới 41 Bƣu cục, 139 điểm Bƣu điện văn hoá xã, 212 đại lý Bƣu điện. Bán kính phục vụ bình quân là 1,73 km. Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên cam kết mang đến mọi khách hàng các dịch vụ tài chính Bƣu chính, Bƣu chính công ích và các dịch vụ viễn thông công cộng tốt nhất.
Với phƣơng châm “Nhanh chóng - Chính xác - An toàn - Tiện lợi - Văn minh”, toàn thể cán bộ công nhân viên chức Bƣu điện tỉnh Thái Nguyên luôn mong muốn phục vụ khách hàng với sự tận tình, chu đáo nhất, hƣớng tới mục tiêu “Tất cả vì khách hàng”.
- Các ngành nghề kinh doanh:
+ Thiết lập, quản lý, khai thác, phát triển mạng Bƣu chính công cộng và cung cấp các dịch vụ tài chính công.
+ Kinh doanh các dịch vụ: Bƣu chính, phát hành báo chí, chuyển phát trong và ngoài nuớc.
+ Cung cấp dịch vụ Bƣu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực Bƣu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập khi đƣợc Nhà nƣớc cho phép.
+ Cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin. + Tƣ vấn, đào tạo, dạy nghề trong lĩnh vực Bƣu chính. + Kinh doanh các dịch vụ môi trƣờng mạng.
+ Vận tải hành khách, hàng hoá đƣờng bộ. + Kinh doanh các dịch vụ Logistics.
+ Mua bán, sửa chữa xe máy và vật tƣ, thiết bị xe máy. + Đại lý mua bán hàng hoá.
+ Xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị Bƣu chính Viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng.
+ Cho thuê máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải. + In, sao bản ghi các loại.
+ Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.
+ Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch, quảng cáo. + Sản xuất giấy và các sản phẩm về giấy.
+ Tƣ vấn: Xây dựng, lƣu trữ, khai thác cơ sở dữ liệu viễn thông và công nghệ thông tin.
+ Xây dựng công trình trong lĩnh vực Bƣu chính, Viễn thông. + Dịch vụ Bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
- Các dịch vụ cung cấp:
+ Các dịch vụ Bƣu chính công ích: Tem Bƣu chính, bƣu phẩm dƣới 2 kg, phát hành báo chí.
+ Các dịch vụ Bƣu chính: Chuyển phát nhanh trong và ngoài nƣớc, phát trong ngày, điện hoa, bƣu phẩm, bƣu kiện trong và ngoài nƣớc, chuyển quà tặng, bƣu chính ủy thác trong nƣớc, phát hàng thu tiền trong nƣớc (COD), cấp đổi hộ chiếu, khai giá, bƣu phẩm không địa chỉ, cho thuê hộp thƣ tại Bƣu điện.
+ Các dịch vụ tài chính Bƣu chính: Tiết kiệm Bƣu điện, chuyển tiền nhanh, thƣ chuyển tiền, bảo hiểm nhân thọ Bƣu chính, bảo hiểm Bƣu điện: bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con ngƣời, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cháy nổ tự nguyện, bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm ô tô và xe máy.
+ Các dịch vụ Viễn thông: Các dịch vụ điện thoại công cộng, nhận hợp đồng điện thoại cố định, di động, gphone; các loại thẻ điện thoại, thẻ Internet; fax…
3.1.1.3. Mô hình tổ chức Bưu điện tỉnh Thái Nguyên
Căn cứ Quyết định số 254/QĐ-TCCB ngày 24/01/2006 của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam. Căn cứ công văn số 2724/CV-TCCB ngày 20/09/2006 của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam.
Việc chia tách Bƣu chính, viễn thông là quá trình tất yếu của xu thế hội nhập và phát triển. Theo kinh nghiệm và mô hình chia tách của các tập đoàn bƣu chính viễn thông các nƣớc trên thế giới, chia tách để qua đó nâng cao sức mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc. Việc tiến hành chia tách đảm bảo cả hai phát triển tốt nhƣng đặc điểm của bƣu chính về phục vụ và sản xuất kinh doanh thì Bƣu chính vẫn đƣợc coi là có tính công ích, phục vụ xã hội với các dịch vụ chủ yếu có giá cƣớc dƣới giá thành, vì vậy mô hình tổ chức không quá cồng kềnh, gọn nhẹ nhƣng vẫn quản lý chặt chẽ, mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Mô hình tổ chức gồm Giám đốc Bƣu điện tỉnh phụ trách chung, có phó giám đốc giúp việc quản lý, điều hành, có kế toán trƣởng phụ trách công tác kế toán, thống kê tài chính. Bên dƣới có các phòng ban chức năng quản lý chuyên môn nghiệp vụ giúp việc lãnh đạo.
Về việc tổ chức lại mô hình sẽ không có Bƣu điện thành phố bên dƣới Bƣu điện tỉnh mà tổ chức lại thành các bƣu cục theo tiêu chí về địa lý hành chính, phạm vi phục vụ, đƣờng thƣ bƣu chính…
Bƣu điện trung tâm do đặc điểm gồm nhiều tổ, bƣu cục lớn nhƣng tập trung tại trung tâm Bƣu điện tỉnh vì vậy đƣợc nhóm lại để quản lý thuận tiện hơn. Bƣu điện trung tâm có trung tâm đầu mối chuyển tiền toàn tỉnh, bộ phận khai thác tiếp phát bƣu chính trên mạng lƣới toàn tỉnh, bộ phận nhận đặt nhu cầu phát hành báo chí toàn tỉnh, giao dịch trung tâm là ghisê có đầy đủ tất cả các dịch vụ bƣu chính cung cấp trên toàn mạng. Bƣu cục trung tâm đƣợc trực tiếp Bƣu điện tỉnh quản lý.
Bƣu cục trung tâm gồm: Giao dịch trung tâm, Tổ phát hành báo chí, Tổ vận chuyển, Trung tâm đầu mối chuyển tiền, Tổ khai thác (tiếp phát), Bƣu điện Gia Sàng, Bƣu điện văn hoá xã Tân Lập, Bƣu điện văn hoá xã Túc Duyên.
Bƣu điện Lƣu Xá nằm ở phía Nam trung tâm thành phố, đây là khu vực tập trung nhiều cơ quan sản xuất kinh doanh lớn nhƣ Công ty Gang Thép, Nhà máy Xi măng Lƣu Xá, Công ty cổ phần thƣơng mại Thái Hƣng… cùng một số trƣờng đại học nhƣ Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trƣờng Cao đẳng Luyện kim, Trƣờng Văn hoá 1 Bộ Công an… Bên cạnh đó, dân cƣ tập trung đông đúc, kinh tế phát triển. Bƣu cục Lƣu Xá có bán kính phục vụ lớn cung cấp nhiều các dịch vụ về bƣu chính và viễn thông.
Bƣu cục Lƣu xá gồm: Bƣu điện Lƣu xá, Bƣu điện Phú Xá, Bƣu điện Tân Thành, Bƣu điện Hƣơng Sơn, Bƣu điện Vó Ngựa, Bƣu điện văn hoá xã Tích Lƣơng, Bƣu điện văn hoá xã Lƣơng Sơn, Bƣu điện văn hoá xã Cam Giá.
Bƣu cục Quán Triều nằm ở phía Bắc thành phố trên dọc trục đƣờng quốc lộ 3 đi Bắc Kạn. Đây là bƣu cục có bán kính phục vụ rộng, có các cơ quan và các trƣờng chuyên nghiệp nhƣ Trại giam Phú Sơn 4, Trƣờng Đào tạo nghề Mỏ và Xây dựng, Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp…
Bƣu cục Quán Triều gồm: Bƣu điện Quán Triều và Bƣu điện văn hoá xã Phúc Hà.
Bƣu cục Đán nằm ở phía Tây thành phố, địa bàn có nhiều trƣờng chuyên nghiệp với số sinh viên, học sinh rất đông nhƣ Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, Trƣờng Cao đẳng Y tế, Trƣờng Cao đẳng Giao thông, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật đặc biệt là sinh viên Khoa Ngoại ngữ, Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Thái Nguyên.