Đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 38)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.6. Đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc thƣờng đƣợc hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của ngƣời lao động so với các tiêu chuẩn công việc đã đƣợc xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với ngƣời lao động.

Đánh giá thực hiện công việc luôn đƣợc tồn tại trong các tổ chức khác nhau, tùy thuộc theo quy mô của các doanh nghiệp mà hình thức thể hiện ở các dạng khác nhau. Ở các công ty nhỏ, đánh giá thực hiện công việc thể hiện một cách không chính thức thông qua sự đánh giá hàng ngày của ngƣời giám sát với các nhân viên và sự đánh giá, góp ý lẫn nhau giữa các nhân viên. Nhƣng hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá chính thức trong đó tình hình thực hiện công việc của ngƣời lao động đƣợc đánh giá theo định kỳ với sự sử dụng những phƣơng pháp đánh giá đã đƣợc thiết kế một cách có lựa chọn, tuỳ thuộc vào mục đích của đánh giá [Vũ Bá Thế, 2005].

Trong tổ chức, đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa quan trọng vì nó phục vụ đƣợc nhiều mục tiêu quản lý, tác động trực tiếp tới cả ngƣời lao động và tổ chức nói chung. Đánh giá thực hiện công việc không những mang ý nghĩa thẩm định lƣợng giá mà còn có ý nghĩa công nhận khả năng và thành tích của nhân viên trong khoảng thời gian nhất định. Nó là cơ sở cho việc thực hiện các công tác: hoạch định, tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và công tác thù lao lao động. Ngoài việc giúp cho nhà quản trị đƣa ra các quyết định nhân sự, kết quả đánh giá thực hiện công việc còn giúp cho bộ phận quản lý nguồn nhân lực và lãnh đạo cấp cao có thể đánh giá đƣợc thắng lợi của các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực, từ đó có các phƣơng hƣớng điều chỉnh phù hợp.

Đánh giá thực hiện công việc là một quá trình phức tạp và chịu nhiều ảnh hƣởng bởi tình cảm của con ngƣời vì nó dựa trên sự đánh giá chủ quan của ngƣời đánh giá kể cả khi tổ chức đã xây dựng và sử dụng một hệ thống các tiêu chuẩn khách quan trong thực hiện công việc.

Hệ thống đánh giá thực hiện công việc bao gồm 3 yếu tố: các tiêu chuẩn thực hiện công việc, đo lƣờng sự thực hiện công việc và thông tin phản hồi. Có nhiều phƣơng pháp để đánh giá thực hiện công việc của ngƣời lao động mà các tổ chức sử dụng chúng một cách kết hợp và có lựa chọn: Phƣơng pháp thang đo đồ hoạ, phƣơng pháp danh mục kiểm tra, phƣơng pháp ghi chép các sự kiện quan trọng, phƣơng pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi, các phƣơng pháp so sánh (xếp hạng, phân phối bắt buộc, cho điểm, so sánh cặp), phƣơng pháp bản tƣờng thuật, phƣơng pháp quản lý bằng mục tiêu.

Để xây dựng và thực hiện thành công một chƣơng trình đánh giá thực hiện công việc, tổ chức cần làm tốt các công tác nhƣ: lựa chọn và thiết kế phƣơng pháp, lựa chọn ngƣời đánh giá, xác định chu kỳ đánh giá, đào tạo ngƣời đánh giá và phỏng vấn đánh giá.

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)