Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

doanh nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực không những có ý nghĩa trực tiếp đến doanh nghiệp và ngƣời lao động mà nó còn có ý nghĩa đối với xã hội. Ý nghĩa cụ thể của nó đƣợc thể hiện ở các nội dung chính nhƣ sau:

* Đối với doanh nghiệp

Các tổ chức thƣờng cần có máy móc, trang thiết bị và tài chính, thế nhƣng nguồn nhân lực trong các tổ chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nguồn nhân lực đảm bảo sức sáng tạo trong mọi tổ chức. Con ngƣời thiết kế và sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, kiểm tra chất lƣợng và đƣa chúng ra bán trên thị trƣờng, phân bổ nguồn tài chính, xác định những chiến lƣợc kinh doanh và mục tiêu của tổ chức đó. Không có những con ngƣời làm việc có hiệu quả thì mọi doanh nghiệp đều không thể nào đạt tới mục tiêu của mình.

Những đặc điểm của các tổ chức có hiệu quả có thể bao gồm khả năng sinh lợi, lợi nhuận trên vốn đầu tƣ, thị phần, mức tăng trƣởng, khả năng thích ứng, đổi mới và có thể là cả mục tiêu tối thƣợng: sống sót. Một tổ chức hoạt động có hiệu quả, nếu nó cung cấp cho ngƣời tiêu dùng những dịch vụ và sản phẩm mong muốn một cách kịp thời với giá cả phải chăng và chất lƣợng hợp lý.

Các sản phẩm và dịch vụ đƣợc tạo ra bằng cách kết hợp các nguồn tài nguyên và cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng. Nếu ta nghĩ tất cả các

nguồn tài nguyên của tổ chức đó - nguyên vật liệu, các dữ liệu, công nghệ, vốn và nguồn nhân lực nhƣ là đầu vào và các sản phẩm cũng nhƣ dịch vụ đƣợc tạo ra là đầu ra, thì các tổ chức đều tìm cách tăng tối đa đầu ra đồng thời giảm đến mức tối thiểu đầu vào. Những quyết định trong quản lý nhân sự sẽ giúp tổ chức quản lý hiệu suất của các lao động của mình. Do những ngƣời lao động này lại ra các quyết định về quản lý tất cả các nguồn tài nguyên khác, nên hiệu quả của nhân sự là một nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả của tổ chức.

* Đối với ngƣời lao động

Khi nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tức là tổ chức đã giảm đƣợc chi phí đầu vào, phát huy đƣợc hết khả năng của ngƣời lao động trong tổ chức nhờ vào việc bố trí họ đúng vị trí làm việc, đúng ngành nghề và đối xử với họ một cách công bằng để tạo động lực thúc đẩy họ ngày càng hoàn thiện bản thân và cống hiến hết khả năng của mình cho tổ chức. Từ đó, ngƣời lao động có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, ổn định và nâng cao đời sống sinh hoạt, các nhu cầu khác của họ đƣợc đáp ứng tốt hơn.

Khi ngƣời lao động có đủ các điều kiện trên họ lại tác động trở lại doanh nghiệp, họ sẽ hăng say hơn trong quá trình làm việc, đóng góp hết khả năng của mình vào công việc, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Từ đó doanh nghiệp sẽ đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh của mình và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của ngƣời lao động.

* Đối với xã hội

Hiệu quả sử dụng lao động đƣợc nâng cao nó sẽ thúc đẩy nhu cầu học tập, nhu cầu sinh hoạt, có nhiều phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Từ đó, thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đƣa xã hội phát triển.

Xã hội phát triển lại tác động trở lại con ngƣời và nhu cầu phát triển lại có điều kiện để thúc đẩy. Doanh nghiệp cũng tăng các nhu cầu về sản xuất đáp ứng nhu cầu của xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.

Khi hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đƣợc nâng cao, mức sống của ngƣời lao động cũng tăng lên và đƣợc đảm bảo. Những ngƣời cần khoản trợ cấp của Chính phủ cũng giảm đi dẫn đến việc giảm chi ngân sách cho ngƣời lao động có cuộc sống khó khăn, giảm đƣợc các ảnh hƣởng xấu đến xã hội…

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)