BÀI 9 CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ,
1. Con người là chủ thể của lịch sử
a. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình
- Thông qua hoạt động chế tạo và sử dụng công cụ lao độngcon người đã sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
lệ thuộc vào tự nhiên như các loài vật khác.
Hỏi: Vậy con người xuất hiện khi nào?HS trả lời.
- GV bổ sung và kết luận: Khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
Hỏi: Theo em, lịch sử xã hội loài người bắt đầu khi nào? HS trả lời.
- GVKL: Lịch sử xã hội loài người bắt đầu cùng với sự xuất hiện của con người. Nghĩa là lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động.
* GV có thể dùng một số hình ảnh về công cụ lao động để giải thích:
Nhờ có công cụ lao động, việc ăn, ở ... con người tự tách mình ra khỏi thế giới động vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu. Đồng thời nhờ chế tạo và sử dụng công cụ lao động mà con người ngày càng hoàn thiện hơn.
Hoạt động 2 (10’)
* GV cho HS xem một số hình ảnh về những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra:
Hỏi: Ngoài ra trong cuộc sống còn rất nhiều những giá
b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
- Con người cần phải lao động sáng tạo ra các giá trị vật chất để nuôi sống xã hội đây là hoạt động đặc trưng riêng có của con người.
- Con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội.
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Em hãy kể tên những giá trị vật chất và tinh thần mà em thường sử dụng hàng ngày?
- GV có thể ghi bảng phụ ý kiến của HS
Hỏi: Những giá trị vật chất và tinh thần trên do ai sáng tạo ra?
- GVKL: Những giá trị vật chất và tinh thần trên do con người sáng tạo ra.
Như vậy con người chính là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
Hoạt động 2 (10’)
GV hỏi: Em hãy kể tên những cuộc Cách mạng xã hội mà en biết? HS trả lời.
- GV nhận xét và kết luận:
+ Cách mạng tư sản Pháp 1789 + Cách mạng tháng Mười Nga +Cách mạng tháng Tám năm 1945...
* GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cả lớp các câu hỏi sau:
Những cuộc cách mạng trên do ai thực hiện?
Những cuộc Cách mạng này được tiến hành nhằm mục đích gì?
Thắng lợi của các cuộc Cách mạng này sẽ dẫn đến điều gì?Ai làm nên những thắng lợi của các cuộc Cách mạng? HS trả lời.
GVKL: Những cuộc cách mạng này đựơc tiến hành nhằm xóa bỏ, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tiến bộ hơn. Thắng lợi của các cuộc Cách mạng này sẽ dẫn đến sự mất đi của chế độ xã hội cũ dẫn đến sự ra đời của chế độ xã hội mới tiến bộ hơn.
Hỏi: Từ sự phân tích trên em nào cho biết: Con người có vai trò như thế nào đối với các cuộc Cách mạng xã hội? HS trả lời.
- GVKL: Con người chính là động lực động lực của các cuộc Cách mạng xã hội.
GV giải thích thêm cho HS hiểu rõ cuộc CMXH.
* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng giải quyết vấn đề, hợp tác.
c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội
- Con người chính là động lực động lực của các cuộc Cách mạng xã hội.
- Con người luôn có nhu cầu về cuộc sống tốt đẹpđấu tranh cải tạo xã hội.mà đỉnh cao là cuộc cách mạng xã hội.
4. Củng cố: (5’) GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi sau: Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo nên giá trị vật chất và tinh thần? Con người là động lực của cuộc cách mạng xã hội.
5. Dặn dò:(3’) HS về nhà học bài và soạn bài:
- Vì sao con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?
Tiết thứ: 17 Soạn ngày: / /201 BÀI 9
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức
- Nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử
- Hiểu được con người là mục tiêu phát triển của xã hội, sự phát triển của xã hội phải vì hạnh phúc của con người.
2. Về kĩ năng:
- Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội là do con người tạo ra 3. Về thái độ
- Luôn ủng hộ và tích cực tham gia các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội do con người tạo ra.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác, kĩ năng phân tích, so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1- Giáo viên: SGK, GA, giấy, bút.
2- Học sinh: SGK, bài soạn.
V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Câu 1 : Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử ?
Câu 2 : Lấy ví dụ chứng minh con người sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
3. Giảng bài mới
a) Đặt vấn đề:(1’) Với tư cách là chủ thể của lịch sử, loài người trong đó có chúng ta đang tiếp tục học tập, lao động phấn đấu để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Vì sao chúng ta phải xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ? Ở xã hội đó con người phải được đối xử như thế nào ? Và để có một xã hội tốt đẹp chúng ta phải làm gì ? Để trả lời những câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo của bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.
b) Triển khai bài dạy
Hoạt động của GV – HS Nội dung chính Hoạt động 1 (15’)
* GV gọi 2 đến 3 HS và hỏi: Em mong muốn sống trong một xã hội như thế nào?
Muốn có một xã hội tốt đẹp cần phải làm gì?
Em hãy nêu những việc làm của nhà nước ta thể hiện sự quan tâm đến con người vì con người?
- GVKL: Xã hội cần phải quan tâm đến con người, phải lấy con người làm mục tiêu của sự phát triển xã hội.
+ Nhà nước ta đang đẩy mạnh công tác phòng chống tệ nạn xã hội
+ Thực thi nhiều biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông
+ Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em + Xây dựng các chính sách xã hội