1.Về kiến thức
- Hiểu được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc tham gia giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại.
2. Về kĩ năng:
- Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại.
3. Về thái độ
- Có thái độ và việc làm phù hợp để góp phần tham gia giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, thể hiện sự tự tin.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY: Thuyết trình, đàm thoại, trực quan, đóng vai, phiếu học tập.
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1- Giáo viên: SGK, GA, giấy, bút, phiếu học tập.
2- Học sinh: SGK, bài soạn.
V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Câu 1 : Em hãy nêu trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? Câu 2 : Theo em, vì sao hiện nay cần phải thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? 3. Giảng bài mới
a) Đặt vấn đề:(1’) Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của KH – KT đã mang lại cho con người một cuộc sống no đủ, tốt đẹp hơn nhưng đồng thời cũng đặt ra cho nhân loại một số vấn đề khó khăn, thách thức mới. Vậy đó là những vấn đề nào, trách nhiệm của công dân như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học này.
Hoạt động của GV – HS Nội dung chính Hoạt động 1 (10’)
GV : Nêu một vài vấn đề về cuộc sống hiện nay qua các hình ảnh sau đó đặt vấn đề
Theo em, hiện nay nhân loại đang đứng trước những khó khăn cấp thiết gì ? Hs trả lời
- GV nhận xét. Vậy tại sao những vấn đề đó lại trở nên cấp thiết, nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống chúng ta ?
HS trao đổi trả lời. GV nhận xét và chia lớp thành 3 nhóm cho các em thảo luận những vấn đề sau :
Nhóm 1 : Em hiểu môi trường là gì ? kể tên tài nguyên theo 3 nhóm :
+ Tài nguyên không thể tái tạo + Tài nguyên có thể tái tạo + Tài nguyên vô tận
Nhóm 2 : Thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay như thế nào ? Nêu một vài nguyên nhân. Liên hệ việc làm của bản thân.
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
a) Ô nhiễm môi trường
- Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người.
- Thực trạng :
+ Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản bị khai thác cạn kiệt.
+ Môi trường nước, đất, không khí bị ô nhiễm nặng nề.
+ Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, trái đất có xu hướng nóng dần lên.
Nhóm 3 : Thế nào là bảo vệ môi trường ? Nêu các hoạt động của công dân trong việc bảo vệ môi trường ? Trách nhiệm của học sinh.
HS thảo luận và đại diện trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung và kết luận.
* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác.
Hoạt động 2 (10’)
GV : đưa ra một số câu hỏi được ghi ở phiếu học tập và cho HS rút bất kỳ phiếu nào và trình bày ý kiến cá nhân. Sau đó HS cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
Phiếu học tập bao gồm những nội dung sau : 1) Em có suy nghĩ gì về số liệu sau : Năm 1950 dân số thế giới là 2,5 tỷ, năm 1980 là 4,4 tỷ, 1987 là 5 tỷ, 2006 là 6,6 tỷ.
2) Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với đời sống con người như thế nào ? Ví dụ minh họa.
3) Em hãy cho biết một số thông tin về tình hình dân số ở Việt Nam.
4) Nguyên nhân của sự bùng nổ dân số là gì ? 5) Nhà nước làm gì để hạn chế sự bùng nổ dân số ?
6) HS chúng ta làm gì để khắc phục sự bùng nổ dân số ?
* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng kĩ năng giải quyết vấn đề, xử lí thông tin.
Hoạt động 3 (10’)
GV: Nhân loại ngày nay đang phải đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo. Em hãy kể tên một số căn bệnh mà nhân loại đang phải đối mặt?
HS trả lời. GV nhận xét và đặt tiếp vấn đề Suy nghĩ của em khi đọc các thông tin sau:
+ Thế giới có 40 tr người bị nhiễm HIV, Việt Nam (2005) có 104.111 người bị HIV, 17.289 bị AIDS.
+ Năm 2003 có 23 quốc gia trên thế giới bị mắc bệnh SARS làm cho nhiều người chết.
+ Thanh thiếu niên nước ta chiếm khoảng 31,5
% dân số cả nước nhưng có đến 69 % trong độ tuổi 15 -19.
HS cả lớp trao đổi và nhận xét. GV tổng hợp ý kiến và đặt tiếp vấn đề
Vậy theo em, hậu quả của dịch bệnh hiểm
b)Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
- Khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng tự nhiên.
- HS : giữ gìn trật tự vệ sinh trường, lớp.
- Bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên.
- Tích cực tham gia tổng vệ sinh môi trường.
- Có thái độ phê phán các hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường.
2. Sự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số
a) Sự bùng nổ về dân số
- Khái niệm : Là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
- Hậu quả : Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, kinh tế suy thoái, thất nghiệp, dịch bệnh, thất học, suy thoái nòi giống, tệ nạn xã hội...
b) Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số
- Nghiêm chỉnh thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình
- Tích cực, tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện tốt chính sách dân số.
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo
a) Những dịch bệnh hiểm nghèo
- Bệnh lao, sốt rét, dịch tả, tim mạch, ung thư, dịch cúm gia cầm, AIDS...
b) Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo
- Tích cực rèn luyện thân thể, thể dục thể thao, ăn uống điều độ, vệ sinh thân thể.
- Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh các dịch bệnh hiểm nghèo.
nghèo đối với cuộc sống con người như thế nào?
Công dân, HS chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng kĩ năng giải quyết vấn đề, xử lí thông tin, tư duy phê phán.
4. Củng cố: (5’) GV yêu cầu HS hai tổ giao nhiệm vụ tuần trước lên thể hiện vở kịch theo hai tình huống: Tổ 1: Từ chối khi bạn bè rủ rê sử dụng ma túy (2’)
Tổ 2: Nhìn thấy khách du lịch vứt rác xuống biển. (2’) HS cả lớp rút ra bài học.
5. Dặn dò:(3’)Học bài và làm bài tập 1, 2 trong SGK (trang 112)
- Sưu tầm một số tấm gương tự rèn luyện mình trong cuộc sống và rút ra bài học.
Tiết thứ: 32 Soạn ngày: 11/ 4 /2011 BÀI 16