CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)

Một phần của tài liệu giao an gdcd lơp 10 (Trang 70 - 73)

1.Về kiến thức

- Hiểu được thế nào là sống hòa nhập và hợp tác.

- Ý nghĩa, biểu hiện của sống hòa nhập, hợp tác và trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.

2. Về kĩ năng:

- Biết cư xử đúng đắn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.

3. Về thái độ

- Yêu quý, gắn bó với các cộng đồng mà cá nhân tham gia. Có ý thức tôn trọng cộng đồng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán.

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY: Thuyết trình, đàm thoại, trực quan,.

IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1- Giáo viên: SGK, GA, giấy, bút.

2- Học sinh: SGK, bài soạn.

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. n định lớp(1’)

2. Kiểm tra bài cũ : (5’)

Câu 1 : Cộng đồng là gì ? Em hãy nêu vai trò của cồng đồng ?ví dụ minh họa.

Câu 2 : Lấy ví dụ về nhân nghĩa. Nhân nghĩa có ý nghĩa và biểu hiện nào ? Liên hệ với bản thân.

3. Giảng bài mới

a) Đặt vấn đề:(1’) Cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Vậy sống trong cộng đồng chúng ta cần phải sống và cư xử như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở bài học này.

Hoạt động của GV – HS Nội dung chính Hoạt động 1 (15’)

GV : Yêu cầu HS đọc hai thông tin ở SGK T90, 91. Sau đó trả lời câu hỏi sau :

Theo em, vì sao Bác Hồ và các anh bộ đội được nhân dân tin tưởng và kính mến ?

HS trả lời. GV nhận xét đó chính là nhờ sống hòa nhập, gần gũi với mọi người. GV kể câu chuyện của Bác trong ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) khi Bác xuất hiện với bộ đồ kaki, dép cao su giản dị.

Từ câu chuyện trên HS rút ra khái niệm về sống hòa nhập? HS trả lời

- GV nhận xét. Vậy sống hòa nhập có ý nghĩa gì ? Hs trả lời sau khi nghe câu chuyện sau.

GV kể cho HS nghe về tầm gương chị Nguyễn Thị Xuân Ánh quê ở Hải Dương là một người tàn tật nhưng với tinh thần không chịu khuất phục số ATTN :phận, khát khao được sống hòa nhập mà chị đã giành được 13 huy chương vàng cho đất nước trong các giải thi đấu thể thao giành cho người tàn tật.

HS trao đổi trả lời. GV nhận xét và đặt tiếp câu hỏi :

Vậy theo em, cuộc sống của mỗi cá nhân sẽ như

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.

a) Hòa nhập

- Khái niệm : sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người ; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác ; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

- Ý nghĩa : giúp cho cuộc sống của con người có thêm niềm vui và sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

-Trách nhiệm:

+ Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

thế nào nếu không sống hòa nhập với cộng đồng ? HS liên hệ với những người bị mắc các căn bệnh như HIV, Phong... bị tàn tật, chất độc da cam, hoặc họ là những người tù nhân nay trở về với đời thường.

HS trao đổi trả lời.

Gv nhận xét và phê phán những hành vi kì thị đối với những hành vi trên.

GV : Vậy HS chúng ta cần làm gì để có cuộc sống hòa nhập ?

HS trả lời. GV kết luận đề.

* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

Hoạt động 2 (15’)

GV : gọi hai HS lên cùng bưng một cái bàn, sau đó cho một HS bưng. Yêu cầu HS nhận xét về hai hành động trên, hành động nào thực hiện dễ dàng hơn ? HS trả lời và GV nhận xét đó là hợp tác.

GV : Yêu cầu HS lấy thêm một vài ví dụ về hợp tác tương tự mà em đã thực hiện. Sau đó cho HS rút ra khái niệm hợp tác là gì?

HS trả lời.

GV : Theo em, hiện nay có những băng nhóm thành lập để cướp, giật, đánh lộn..Đó có phải là hợp tác hay không ? HS trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung và chỉ ra những sự hợp tác nào có lợi, có ích cho cộng đồng.

Vậy qua các hoạt động mà em đã hợp tác, hãy cho biết hợp tác có những biểu hiện nào ?

HS trả lời. GV nhận xét và yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa.

GV : Vậy hợp tác có ý nghĩa như thế nào ?

HS có thể rút ra thông qua các hoạt động thực tiễn và liờn hệ cõu chuyện ngụ ngụn ô Kiến giết Voi ằ cõu chuyện ô Bú đũa ằ, hoặc thực lịch sử của dõn tộc ta trong các cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.

Theo em, vì sao đây là yêu cầu của người lao động trong xã hội mới ?

HS trao đổi, bàn bạc và trả lời.

GV : Vậy hợp tác cần phải dựa trên nguyên tắc nào ?

HS trả lời. GV nhận xét và giải thích.

GV : Hợp tác có những loại nào ? Ví dụ minh họa.

Em hãy kể tên một số tổ chức có sự hợp tác ở trên thế giới.

HS trả lời. GV nhận xét.

Vậy HS cần phải có trách nhiệm nào trong hợp tác ?Liên hệ bản thân.

HS trả lời. GV nhận xét và kết luận.

* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng kĩ năng giải quyết vấn đề, xử lí thông tin.

b) Hợp tác

- Khái niệm : là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Biểu hiện :

+ Cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng.

+ Hiểu biết về mọi nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ.

- Ý nghĩa :

+ Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất, đem lại chất lượng và hiệu quả cao.

+ Đây là phẩm chất quan trọng của người lao động.

- Nguyên tắc hợp tác : tự nguyện, bình đẳng, hai bên đều có lợi.

- Các loại hợp tác :

+ Hợp tác song phương, đa phương.

+ Hợp tác trên từng lĩnh vực, toàn diện + Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm...

- Trách nhiệm của HS :

+ Cùng bàn bạc, xây dựng kế hoạch.

+ Phân công và thực hiện kế hoạch.

+ Phối hợp nhịp nhàng và chia sẽ giúp đỡ nhau.

+ Cần biết đánh giá, rút kinh nghiệm.

* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán.

4. Củng cố: (5’) GV yêu cầu HS giải thích câu ca dao: “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- Làm BT 4 SGK T94

5. Dặn dò:(3’)Học bài và làm bài tập 5, 6 trong SGK (trang 94)

- HS các tổ hợp tác và tiến hành thực hiện kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường theo kế hoạch tuần trước.

- Sưu tầm một số tấm gương anh hùng cách mạng của dân tộc.

Tiết thứ: 29 Soạn ngày: 21 /3 /2011 BÀI 14

Một phần của tài liệu giao an gdcd lơp 10 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w