1.Về kiến thức
- Nêu được thế nào là đạo đức.
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán - Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kĩ năng:
- Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán.
3. Về thái độ
- Coi trọng vai trrò của đạo đức trong đời sống xã hội.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác, kĩ năng phân tích, so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1- Giáo viên: SGK, GA, giấy, bút.
2- Học sinh: SGK, bài soạn.
V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Câu hỏi: Vì sao con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? Mục tiêu của CNXH là gì?
3. Giảng bài mới
a) Đặt vấn đề:(1’) GV nhắc lại cõu núi của Hồ Chủ Tịch: ôCú đức mà khụng cú tài làm việc gỡ cũng khú, cú tài mà khụng cú đức cũng trở thành vụ dụng ằ. Hoặc ô Tiờn học lễ hậu học văn ằ … Như vậy ông cha ta từ ngàn xuă đã coi trọng đạo đức và giáo dục đạo đức con người. Phần hai của chương trình GDCD lớp 10 chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này và bài đầu tiên của phần này là bài 10 - Quan niệm về đạo đức.
b) Triển khai bài dạy
Hoạt động của GV – HS Nội dung chính Hoạt động 1 (10’)
* GV nêu vấn đề: Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau:
1. Trên đường đi học về em gặp một người đang bị tai nạn cần được giúp đỡ.
2. Tình cờ em đang đi cùng chiều với một phụ đang vừa bế con vừa xách một túi nặng.
HS trao đổi và phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và giải thích: Trong cuộc sống, để điều chỉnh hành vi giữa người người trong xã hội đã hình thành nên những quy tắc xử sự, những chuẩn mực đạo đức. Để các cá nhân trong xã hội tự giác điều chính hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của xã hội và lợi ích của người khác. Một người biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của người khác được coi là người có đạo
1. Quan niệm về đạo đức a. Đạo đức là gì ?
- Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội
đức. Ngược lại, một người chỉ biết đến lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của người khác sẽ bị coi là người thiếu đạo đức.
Hỏi : Vậy theo em đạo đức là gì ? HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
* GV cần giải thích :
+ Những quy tắc này do XH đặt ra
+ Tính tự giác thực hiện : nếu không tự giác hành vi mất đi tính đạo đức
+ Hành vi phải phù hợp với lợi ích chân chính của con người và yêu cầu của XH.
Hoạt động 2 (10’)
* GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm : Chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1,2 thảo luận về sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người. Ví dụ minh họa.
+ Nhóm 3,4 thảo luận về sự khác nhau về đạo đức và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người. Ví dụ minh họa.
HS thảo luận và đại diện trả lời.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ để giải quyết vấn đề :
"Trong cuộc sống có những hành vi không vi phạm phỏp luật nhưng cú thể vẫn bị xó hội phờ phỏn ằ.
HS lấy ví dụ. GV nhận xét và kết luận.
GV giải thích cho HS về những phong tục, tập quán không còn phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hộivà trở thành hủ tục, lại có những phong tục tập quán lâu đời nhưng vẫn còn phù hợp với xã hội hiện nay: Vớ dụ: ôTam tũng, tứ đức ằ trong xó hội phong kiến, ô tam tũng ằ khụng cũn phự hợp thậm chớ là cổ hủ, nhưng ô tứ đức ằ vẫn cũn giỏ trị…
Hoạt động 2 (10’)
* GV tổ chức phân lớp thành 3 nhóm cho HS thảo luận theo nhóm :
- GV phân công việc và định thời gian thảo luận
+ Nhóm 1 : Tìm hiểu vai trò của đạo đức đối với cá nhân.
+ Nhóm 2 : Tìm hiểu vai trò của đạo đức đối gia đình.
+ Nhóm 3 : Tìm hiểu vai trò của đạo đức đối với xã hội.
HS đại diện trả lời.
- GV nhận xét và kết luận :
Mọi thành viên trong gia đình đều tôn trong những giá trị đạo đức : Trên thuận dưới hòa, tôn trọng, chung thủy, thương yêu nhau… Đó chính là nền tảng của hạnh phúc gia đình.
- GV nêu vấn đề :
+ Nếu trong xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì xã hội sẽ như thế
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người - Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế.
- Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện
- Sự điều chỉnh hành vi của phong tục tập quán thông qua những thói quen, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời.
2.Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội
a. Đối với cá nhân :
- Góp phần hoàn thiện nhân cách con người
- Giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống hoàn thiện
b. Đối với gia đình :
- Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình
- Tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.
c. Đối với xã hội :
- Góp phần xây dựng xã hôi phát triển bền vững
- Giúp xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại
nào ? HS trả lời.
- GV nhận xét và kết luận :
+ Nếu trong xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì xã hội thì xã hội sẽ mất ổn định, văn hóa, lối sống bị vi phạm…
+ Ngược lại, trong môi trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức được coi trọng, xã hội sẽ được củng cố và phát triển bền vững, văn hóa, lối sống lành mạnh, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Góp phần phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Củng cố: (5’) GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi sau:
- Theo em, ở mỗi cá nhân tài năng và đạo đức, cái nào hơn? Vì sao? Ví dụ.
- Theo em, tình trạng trẻ vị thành niên lao vào tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức bị xuống cấp hay không?
5. Dặn dò:(3’) HS về nhà học và làm BT 4,5 SGK T66. Soạn bài:
- Sưu tầm về tấm gương đạo đức của một cá nhân mà em biết.
- Đọc truyện Sói mẹ nuôi con.
Tiết thứ: 22 Soạn ngày: / /2011 BÀI 11