MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (tiết 2)

Một phần của tài liệu giao an gdcd lơp 10 (Trang 58 - 61)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Về kiến thức

- Nêu được thế nào là đạo đức.

- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán - Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.

2. Về kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán.

3. Về thái độ

- Coi trọng vai trrò của đạo đức trong đời sống xã hội.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng phân tích, so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, lắng nghe và phản hồi tích cực, tư duy sáng tạo.

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, xử lí tình huống.

IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1- Giáo viên: SGK, GA, giấy, bút.

2- Học sinh: SGK, bài soạn.

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. n định lớp(1’)

2. Kiểm tra bài cũ : (5’)

Câu 1: Nghĩa vụ là gì? Là học sinh em thấy mình cần có nghĩa vụ nào?

Câu 2: Lương tâm là gì? Các trạng thái của lương tâm và ý nghĩa của nó.

3. Giảng bài mới

a) Đặt vấn đề:(1’) Đạo đức là một yếu tố rất quan trọng của mỗi con người. Phạm trù đạo đức rất rộng nhưng ở bài học này chúng ta sẽ đề cập đến một số phạm trù cơ bản như: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

b) Triển khai bài dạy

Hoạt động của GV – HS Nội dung chính Hoạt động 1 (10’)

GV : Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm

a) Em hãy nêu phẩm chất của một số người mà em biết trong cuộc sống : phẩm chất tiêu biểu của người lính, người thầy giáo, người thầy thuốc.

b) Phân tích các tình huống :

- Bạn An nhặt được của rơi đem nộp cho công an.

- Chú Hải giúp đỡ những người nghèo khổ.

- Cô Thu phản đối việc buôn bán hàng giả của mẹ.

c) Theo em nhân phẩm là gì ? Ai đánh giá nhân phẩm ? Biểu hiện của nhân phẩm.

Hs 3 nhóm thảo luận, đại diện trả lời.

GV nhận xét và kết luận

Gv đưa tình huống : Giawngvangiang là nhân vật trong tiểu thuyết ô Những người khốn khổ ằ của Victo Huygo là một thanh niên khỏe mạnh, hiền lành ở với chị và 7 đứa cháu nhỏ. Một hôm trong nhà

3. Nhân phẩm và danh dự a) Nhân phẩm

- Khái niệm : là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được.

Nói cách khác là giá trị làm người của mỗi con người.

- Biểu hiện :

+ Có lương tâm trong sáng.

+Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ và chuẩn mực đạo đức.

chẳng còn gì ăn nhìn lũ trẻ đói lã đi, anh đã ăn trộm bánh mì về chia cho các cháu. Không may. Anh bị bắt và bị kết án 5 năm tù khổ sai.

 Theo em, có phải ai bị kết án cũng bị mất hết nhân phẩm phải không ? Em suy nghĩ về nhân vật này ? HS trao đổi và trả lời.

- GV nhận xét, kết luận : Giăng chưa bị mất nhân phẩm mà chỉ mất danh dự. Vậy danh dự là gì ?

* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng hợp tác, tư duy sáng tạo.

Hoạt động 2 (10’)

GV từ câu chuyện trên kể tiếp về nhân vật Trần Bình Trọng là một viên tướng đời Trần, khi bị giặc bắt và bọn chúng tìm mọi cách mua chuộc nhưng Trần Bình Trọng khụng chịu khuất phục ô Ta thà làm quỷ nước Nam cũn hơn làm vương đất Bắc ằ.

Em có nhận xét gì về hành động này của Trần Bình Trọng.

HS trả lời. Gv nhận xét

So sánh với Giawngvangiang, vì sao nhân vật này bị mất danh dự , còn Trần Bình Trọng lại có danh dự ? HS tranh luận và phát biểu ý kiến.

GV nhận xét và cho HS rút ra khái niệm : Danh dự là gì ?

Hs trả lời.

GV : Danh dự và nhân phẩm có quan hệ với nhau không ? Tại sao nói giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần cho con người làm việc tốt ?

HS trả lời. GV nhận xét và đặt tiếp vấn đề :

Vỡ sao kết thỳc truyện ngắn ô Lóo Hạc ằ, nhõn vật Lóo Hạc lại ăn bã chó tự vẫn.

Hs trả lời. GV nhận xét, phân tích giúp HS hiểu được tự trọng là gì ?

GV yêu cầu HS phân biệt sự khác nhau giữa tự trọng và tự ái ? Ví dụ minh họa.

- GV nhận xét và kết luận.

* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, so sánh, lắng nghe và phản hồi tích cực.

Hoạt động 3 (10’)

GV tổ chức phân lớp thành 3 nhóm cho HS thảo luận theo nhóm :

- GV phân công việc và định thời gian thảo luận

+ Nhóm 1 : Em hiểu thế nào là nhu cầu vật chất và tinh thần ? Lấy ví dụ minh họa

+ Nhóm 2 : Em hãy nêu một số nhu cầu vật chất tinh thần mạnh và không lành mạnh của con người.

+ Nhóm 3 : Khi con người thỏa mãn những nhu cầu thì xuất hiện cảm xúc gì ? Cảm xúc đó giúp con người có được gì ?

+ Nhóm 4 : Lấy ví dụ về hạnh phúc thõa mãn hai nhu cầu vật chất và tinh thần.

HS đại diện trả lời.

b) Danh dự

- Khái niệm : là sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần đạo đức của người đó. ( Nhân phẩm được đánh giá và công nhận) - Ý nghĩa : giữ gìn danh dự là sức mạnh tình thần giúp con người làm việc tốt.

- Tự trọng : Là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự của mình.

4. Hạnh phúc

a) Hạnh phúc là gì ? Là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng thõa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

b) Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.

- Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội.

- Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu. Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩa vụ

- GV nhận xét và phân tích thêm thông qua một số ví dụ cụ thể: Ví dụ cảm xúc vui mừng hạnh phúc của Bác Hồ khi tìm ra con đường cứu nước sau khi đọc xong bản thảo về ô Vấn đề dõn tộc và thuộc địa ằ

Theo em, trong cuộc sống có khi nào con người thỏa mãn nhu cầu vật chất hay tinh thần nhưng lại không có hạnh phúc thực sự không ?

HS trả lời. GV nhận xét : khi con người dựa trên nhu cầu vật chất, tinh thần không lành mạnh.

GV : Vai trò của hạnh phúc cá nhân và xã hội là gì ? Lấy ví dụ về một số việc làm sai trái trong quan hệ hạnh phúc cá nhân và xã hội.

Hs trả lời.

GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

đối với người khác và xã hội.

4. Củng cố: (5’) GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi sau:

- Nêu mối quan hệ giữa nhân phẩm và danh dự.

- Phân biệt sự khác nhau giữa tự trọng và tự ái.

- Em hãy giải thích câu nói của Nguyễn Văn Trỗi “ Nếu còn giặc Mỹ thì không ai có hạnh phúc”

5. Dặn dò:(3’) HS về nhà học và soạn bài:

- HS về nhà sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện kể về phạm trù đạo đức.

- Sưu tầm thơ, ca dao, tục ngữ nói về tình yêu, hôn nhân và gia đình.

Tiết thứ: 24 Soạn ngày:14 /2/2011 BÀI 12

Một phần của tài liệu giao an gdcd lơp 10 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w