1.Về kiến thức
- Hiểu được cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng. Và trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
2. Về kĩ năng:
- Biết cư xử đúng đắn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
3. Về thái độ
- Yêu quý, gắn bó với các cộng đồng mà cá nhân tham gia. Có ý thức tôn trọng cộng đồng.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, tự tin trong giao tiếp.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY: Thuyết trình, đàm thoại, trực quan, đóng kịch.
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1- Giáo viên: SGK, GA, giấy, bút.
2- Học sinh: SGK, bài soạn.
V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 3. Giảng bài mới
a) Đặt vấn đề:(1’) Con người muốn tồn tại và phát triển, con người cần phải lao động và liên hệ với các cá nhân với cộng đồng. Vậy cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng và trách nhiệm của cá nhân sống trong cộng đồng?Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học này.
Hoạt động của GV – HS Nội dung chính Hoạt động 1 (10’)
GV : Cho HS quan sát một số hình ảnh về một số cộng đồng gia đình, cộng đồng lớp học, cộng đồng văn hóa, Đoàn THCSHCM. Yêu cầu HS :
Hãy tìm ra những đặc điểm của từng hình ảnh trên?
HS trả lời. GV nhận xét và đặt tiếp vấn đề.
Qua những ví dụ trên em hãy so sánh sự khác nhau cơ bản giữa cộng đồng gia đình và cộng đồng lớp học? HS trả lời
- GV nhận xét và ghi ý kiến HS lên bảng.
Điểm chung của cộng đồng gia đình:
- Sống chung một nhà
- Có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân
- Cùng có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau
Đặc điểm chung của cộng đồng lớp học:
- Cùng độ tuổi, cùng ngôn ngữ sống trên một địa bàn nhất định
- Cùng chung mục đích học tập, rèn luyện, cùng sống trong tập thể lớp
GV : Vậy em hiểu cộng đồng là gì? Hs trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
GV : Vậy cá nhân có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau hay không? Ví dụ chứng minh.
1.Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
a) Cộng đồng là gì ?
- Là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
Vậy cộng đồng lớn nhất của con người là cộng đồng nào ?
HS trả lời. Gv nhận xét và chuyển ý. Cộng đồng có vai trò như thế nào ?
* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
Hoạt động 2 (10’)
GV : Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta sống tách rời cộng đồng ? HS trả lời câu hỏi sau khi nghe câu chuyện về người rừng Rochom – Campuchia và tình trạng của những đứa trẻ lang thang đường phố.
Vì sao Rochom sau khi về nhà mặc dù được chăm sóc chu đáo nhưng cô vẫn muốn trở về rừng ? Cô đã sống tách rời cộng đồng nào và cô có mang bản chất của một con người thực sự hay không ?
Những đứa trẻ lang thang đường phố từ nhỏ bị tách rời khỏi cộng đồng nào ? Lớn lên nó sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ?
HS trao đổi và đại diện trả lời.
- GV nhận xét, giải thích : Nếu con người từ nhỏ bị tách rời khỏi cộng đồng xã hội loài người thì lớn lên không mang bản chất một con người thực sự.
- GV : Vậy cộng đồng có những vai trò cụ thể nào ?
HS trả lời. GV nhận xét và yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa cho từng vai trò.
GV : Cộng đồng là môi trường để các cá nhân liên kết với nhau, là nơi tạo điều kiện cho cá nhân phát triển toàn diện. Vậy cá nhân sống trong cộng đồng cần có trách nhiệm nào ?
GV chuyển ý.
* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng kĩ năng giải quyết vấn đề, xử lí thông tin.
Hoạt động 3 (10’)
- GV : Cho HS quan sát về một số hình ảnh cõng bạn đi học, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, viếng nghĩa trang liệt sĩ, hiến máu nhân đạo... Và cho HS biết đó chính là biểu hiện của nhân nghĩa.
- GV : Vậy qua hình ảnh trên em hãy cho biết nhân nghĩa là gì ?
HS trả lời. GV nhận xét và yêu cầu HS lấy thêm một vài ví dụ về nhân nghĩa.
GV : Vậy nhân nghĩa có ý nghĩa như thế nào ? HS rút ra bằng cách thể hiện qua một vỡ kịch.
GV : nhận xét và giải thích.
GV : Yêu cầu HS lấy ví dụ về những biểu hiện phi nhân nghĩa.
HS lấy ví dụ, GV nhận xét và giải thích lấy một vài ví dụ khác liên hệ với một số truyền thống của dân tộc, chính sách khoan hồng...
Vậy qua ví dụ HS rút ra biểu hiện của nhân nghĩa
b) Vai trò của cộng đồng đối vói cuộc sống của con người.
- Là môi trường để cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau.
- Chăm lo cho cuộc sống cá nhân, đảm bảo cho cá nhân có điều kiện phát triển.
- Giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa quyền và nghĩa vụ.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
a) Nhân nghĩa
- Là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
- ý nghĩa : giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
- Biểu hiện :
+ Lòng nhân ái, yêu thương lẫn nhau
+ Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau và trong cuộc sống
+ Lòng vị tha, bao dung, độ lượng + Thế hệ sau luôn ghi nhớ công lao thế hệ trước
- Trách nhiệm HS:
và liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.
HS trao đổi trả lời ý kiến cá nhân. HS khác bổ sung.
GV kết luận. Sau đó chia lớp thành hai nhóm cho HS thi nhau viết các câu ca dao tục ngữ nói về nhân nghĩa.
* Qua hoạt động này GV rèn luyện cho HS kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, tự tin trong giao tiếp.
+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
+ Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người với lòng cảm
thông, độ lượng, vị tha + Tích cực tham gia các hoạt động “uống nước nhớ
nguồn”, đền ơn đáp nghĩa”
+ Kính trọng và biết ơn các anh hùng dân tộc,tôn trọngvà giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc 4. Củng cố: (5’) GV yêu cầu HS giải thích và rút suy nghĩ của bản thân qua câu nói của:
Anh hùng Châu Á Phạm Thị Huệ - Người phụ nữ này đã trảiqua quá nhiều đau khổ để hiểu ra giá trị sống và cần kiêu hãnh giữa rừng người. “Rồi tôi sẽ chết, nhưng tôi nghĩ khi sống không chỉ làm anh hùng là đủ, càng giúp được nhiều người thì càng hạnh phúc, mỗi người trong chúng ta đã là anh hùng khi giúp đỡ người khác ...”.
5. Dặn dò:(3’)Học bài và làm bài tập 1,2 trong SGK (trang 94)
- HS các tổ lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường.
Tiết thứ: 28 Soạn ngày: 14 /3 /2011 BÀI 13