Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu KHKT ở các trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn Đề (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở các trường

1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu KHKT ở các trường

1.3.3.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu KHKT ở các trường THCS Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học kĩ thuật là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong quản lý, đặt nền móng, định hướng cho tất cả các nội dung quản lý nghiên cứu khoa học tiếp theo. Nhờ có lập kế hoạch nghiên cứu khoa học mà chỉ đạo nghiên cứu khoa học kĩ thuật chủ động, lường trước được các khó khăn, rào cản, huy động tốt nhất các nguồn lực, thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Lập kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh người hiệu trưởng trường phổ thông cần thực hiện các công việc quản lý:

1) Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở trường phổ thông.

2) Phân tích rõ thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở trường (mạnh, yếu, thời cơ, thách thức)

3) Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật cụ thể trong nhà trường 4) Xác định rõ mô hình tổ chức và các bước thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật

5) Lập kế hoạch đầu tư mua sắm cơ sở vật chất tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh.

1.3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động nghiên cứu KHKT ở các trường THCS Nghiên cứu khoa học kĩ thuật ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến nhiều bộ phận, các thành viên trong và ngoài trường phổ thông. Để đem lại hiệu quả thì tổ chức nhân lực quản lý vô cùng quan trọng. “Tổ chức là quá trình sắp xếp nguồn lực con người và gắn liền với con người, các nguồn lực nhằm thực hiện thành công kế hoạch.

Về bản chất tổ chức là phân chia công việc, sắp xếp các nguồn lực, phối hợp các hoạt động nhằm đạt mục tiêu chung. Tổ chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của quản lý. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho học sinh trong nhà trường người hiệu trưởng cần thực hiện các công việc:

1) Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học

2) Quy định chức năng nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo.

3) Ban hành văn bản hướng dẫn về hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh.

4) Xác định rõ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

5) Thiết lập mối quan hệ hợp lí giữa các khâu trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học

6) Thiết lập mối quan hệ hợp lí giữa các cấp quản lí trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học

7) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đảm bảo khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong hệ thống cũng như ngoài hệ thống.

8) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đảm bảo tính chính xác của thông tin được xử lý trong hệ thống, nhờ đó đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các hoạt động

9) Việc tổ chức bộ máy quản lý đảm bảo kiểm soát được hệ thống thông tin

1.3.3.3. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu KHKT ở các trường THCS

Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh trường THCS theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề là nội dung quản lý của người hiệu trưởng điều khiển, dẫn dắt, điều chỉnh hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh đi đến hiệu quả và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho học sinh trong nhà trường người hiệu trưởng cần thực hiện các công việc:

1) Ra các quyết định và văn bản hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở trường phổ thông

2) Tổ chức các hoạt động tìm kiếm, hình thành ý tưởng nghiên cứu của học sinh

3) Tổ chức hội thảo, tập huấn về hoạt động nghiên cứu khoa học

4) Triển khai thực hiện theo kế hoạch, tổ chức hoạt động nghiên cứu

khoa học các cấp

5) Tổ chức theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học 6) Thành lập các ban hướng dẫn triển khai, rà soát các thủ tục và điều kiện dự thi, việc thẩm định đề tài trước khi chấm điểm

7) Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu khoa học.

8) Động viên khuyến khích các bộ phận tham gia có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở trường phổ thông

1.3.3.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nghiên cứu KHKT ở trường THCS Kiểm tra là một khâu quan trọng trong quản lý. Trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh, kiểm tra giúp cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh có hiệu quả.

Thông qua kiểm tra tất cả các khâu của quản lý nghiên cứu khoa học kĩ thuật như chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu khoa học kĩ thuật đi đúng hướng, chủ động tránh các sai sót lệch lạc.

1) Người hiệu trưởng trường phổ thông khi thực hiện công tác kiểm tra cần tiến hành các công việc sau:

2) Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật

3) Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm tra, giám sát

4) Chỉ đạo kiểm tra hoạt động nghiên cứu khoa học của các bộ phận.

5) Kiểm tra tiến độ triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học

6) Kiểm tra phát hiện hạn chế, sai sót, kịp thời thực hiện điều chỉnh theo kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

7) Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật các cấp và sử dụng kết quả vào phát triển nghề nghiệp, tạo động lực làm việc cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn Đề (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)