CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề
2.5.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh trung học cơ sở
Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh đến nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS theo
hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề
TT Yếu tố
Ảnh hưởng
rất nhiều
Ảnh hưởng
nhiều
Ít ảnh hưởng
Không ảnh
hưởng Thứ
bậc SL % SL % SL % SL %
1
Nhận thức và hiểu biết của giáo viên về hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật với phát triển năng lực giải quyết vấn đề
58 51.8 46 41.1 5 4.5 3 2.68 3.42 6
2
Động lực và sự say mê của giáo viên, học sinh với hướng dẫn nghiên cứu khoa học kỹ thuật
60 53.6 50 44.6 1 0.9 1 0.89 3.51 1
3 Năng lực nghiên cứu khoa
học kỹ thuật của học sinh 52 46.4 57 50.9 3 2.68 0 0.00 3.44 5
4
Khả năng sử dụng các thiết bị nghiên cứu khoa học kĩ thuật của nhà trường
57 50.9 38 33.9 7 6.3 10 8.9 3.27 9
5
Nhạy bén với vấn đề, biết khai thác, tìm kiếm các vấn đề nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cuộc sống và học tập trong nhà trường
61 54.5 47 42.0 2 1.8 2 1.8 3.49 2
6
Tập huấn bồi dưỡng và tạo điều kiện được tiếp xúc với phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật
52 46.4 48 42.9 5 4.5 7 6.25 3.29 8
TT Yếu tố
Ảnh hưởng
rất nhiều
Ảnh hưởng
nhiều
Ít ảnh hưởng
Không ảnh
hưởng Thứ
bậc SL % SL % SL % SL %
7 Học sinh được khuyến khích và
tạo điều kiện cho nghiên cứu 57 50.9 50 44.6 3 2.7 2 1.79 3.45 4
8
Học sinh hứng thú với hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của nhà trường
56 50.0 48 42.9 5 4.46 3 2.68 3.40 7
9
Giáo viên và học sinh được tạo điều kiện tham gia học hỏi từ các hội thảo khoa học, hội thi sáng kiến khoa học
59 52.7 48 42.9 3 2.68 2 1.79 3.46 5
Trung bình 3.41
Ảnh hưởng
rất nhiều (Nguồn: Số liệu điều tra năm học 2023-2024) Nhận xét:
- Cán bộ quản lý và giáo viên và học sinh tham gia đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh đến nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề có mức độ ảnh hưởng rất nhiều, thể hiện điểm trung bình chung X= 3,41 (Min = 1; Max = 4).
- Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh đến nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề gồm nhiều yếu tố nhưng mức độ ảnh hưởng được đánh giá là không đồng đều. Các yếu tố được đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh đến nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS theo hướng phát
triển năng lực giải quyết vấn đề tốt hơn là: Khả năng sử dụng các thiết bị nghiên cứu khoa học kĩ thuật của nhà trường, điểm trung bình 3,51 xếp bậc 1/9; Nhạy bén với vấn đề, biết khai thác, tìm kiếm các vấn đề nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cuộc sống và học tập trong nhà trường, điểm trung bình 3,49 xếp bậc 2/9. Yếu tố được đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh đến nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thấp hơn là: Việc chỉ đạo triển khai, áp dụng các nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh, điểm trung bình 3,27 xếp bậc 9/9;
- Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh được đánh giá thấp nhất đó là khả năng sử dụng các thiết bị nghiên cứu khoa học kĩ thuật của nhà trường trong tổ chức nghiên cứu khoa học kĩ thuật theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó có thể thấy do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu khoa học được hoặc việc hướng dẫn sử dụng các thiết bị của nhà trường cho học sinh chưa thực sự được quan tâm đúng mực.
- Phỏng vấn ông N.T.Đ phó Hiệu trưởng trường TH&THCS Chiềng Ngần A thành phố Sơn La về nội dung khả năng sử dụng các thiết bị nghiên cứu khoa học kĩ thuật của nhà trường trong hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh của nhà trường, ông cho biết: Trường THCS Chiềng Ngần A là một trường Xã, cách tương đối xa trung tâm thành phố. Trong những năm qua để hỗ trợ học sinh đạt được mục tiêu nghiên cứu khoa học kĩ thuật, nhà trường luôn quan tâm tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cũng như một số trường lân cận còn nhiều khó khăn, không có các thiết bị dành cho các học sinh và giáo viên có thể sử dụng để nghiên cứu khả năng sử dụng các thiết bị nghiên cứu khoa học kĩ thuật của nhà trường là không có khả năng. Chính vì vậy hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trong nhà trường còn gặp nhiều hạn chế.
- Phỏng vấn học sinh N.P.Đ.K học sinh trưởng trường TH&THCS Quyết Tâm thành phố Sơn La về nội dung khả năng sử dụng các thiết bị nghiên cứu khoa học kĩ thuật của nhà trường trong hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh của nhà trường, em cho biết: Để hỗ trợ học sinh đạt được mục tiêu nghiên cứu khoa học kĩ thuật, nhà trường luôn quan tâm tuy nhiên do không có các thiết bị dành cho các học sinh vì vậy hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trong nhà trường còn gặp nhiều hạn chế.