CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu
1.4.1. Các yếu tố thuộc về các cấp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
kỹ thuật theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Các cấp quản lý từ quản lý nhà nước đến quản lý nhà trường là yếu tố trực tiếp tác động đến chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh trong nhà trường. Vì vậy việc xác định được các cấp quản lý nào, mức độ tác động đến đâu của từng cấp quản lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tạo nên hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Các yếu tố thuộc về các cấp quản lý trong luận văn được xác định:
1) Quan điểm và định hướng của các cấp lãnh đạo về nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở nhà trường phổ thông
2) Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường 3) Năng lực chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của các cấp quản lý
4) Chính sách và hướng dẫn quản lý về hoạt động nghiên cứu khuyến khích sự tự chủ và sáng tạo của học sinh
5) Tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp với sở thích và năng lực
6) Triển khai các văn bản liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong nhà trường
7) Công tác tập huấn cho học sinh về hướng dẫn nghiên cứu khoa học kỹ thuật
8) Sự khuyến khích tham gia vào cộng đồng nghiên cứu và chia sẻ kết quả khi có sự động viên và hỗ trợ từ cấp quản lý
9) Việc chỉ đạo triển khai, áp dụng các nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh
1.4.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh THCS
Hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật ở trường phổ thông gắn bó chặt chẽ với chủ thể thực hiện, tiến hành là giáo viên và học sinh bởi vì người học sinh THCS là chủ thể hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật,
người quyết định sự thành bại của công việc nghiên cứu, hiệu quả quản lý của hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật đến đâu chịu ảnh hưởng của bản thân người học sinh. Các yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh THCS tác động đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật bao gồm:
1) Nhận thức và hiểu biết của học sinh về hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật với phát triển năng lực giải quyết vấn đề
2) Động lực và sự say mê của học sinh, giáo viên với hướng dẫn nghiên cứu khoa học kỹ thuật
3) Năng lực hướng dẫn nghiên cứu khoa học kỹ thuật của giáo viên và năng lực nghiên cứu khoa học kỹ thuật học sinh.
4) Khả năng sử dụng các thiết bị nghiên cứu khoa học kĩ thuật của nhà trường 5) Nhạy bén với vấn đề, biết khai thác, tìm kiếm các vấn đề nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cuộc sống và học tập trong nhà trường
6) Tập huấn bồi dưỡng và tạo điều kiện được tiếp xúc với phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật
7) Giáo viên và học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện cho nghiên cứu
8) Học sinh hứng thú với hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của nhà trường
9) Giáo viên và học sinh được tạo điều kiện tham gia học hỏi từ các hội thảo khoa học, hội thi sáng kiến khoa học
1.4.3. Các yếu tố khách quan thuộc về môi trường tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở các trường THCS (hành lang pháp lý, điều kiện kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội của địa phương, cơ sở vật chất...)
Hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của hiệu trưởng nhà trường diễn ra trong các môi trường vĩ mô và vi mô khác nhau của đời sống xã hội. Các yếu tố môi
trường xã hội tác động rất nhiều đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong nhà trường. Việc xác định các yếu tố môi trường và mức độ tác động của từng yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh. Các yếu tố thuộc về môi trường được xác định trong luận văn:
1) Các văn bản pháp quy hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở trường phổ thông
2) Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học
3) Mối liên kết giữa trường trung học phổ thông với các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu...
4) Môi trường kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ ở địa phương 5) Tài liệu, trang thiết bị cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật
6) Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật
7) Thời gian và điều kiện làm việc giành cho hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật
8) Sự động viên khen thưởng tạo động lực làm việc của các cấp quản lý
Kết luận Chương 1
Phân tích các tài liệu lý luận trong và ngoài nước để tổng quan nghiên cứu vấn đề, luận văn đã xác định được điểm mới trong đề tài nghiên cứu – quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh trường phổ thông trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Cơ sở lí luận của luận văn được xác định: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh trường THCS theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề là hoạt động có hướng đích, có mục tiêu xác định của hiệu trưởng trường phổ thông cùng các chủ thể quản lý khác trong nhà trường đến hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh cùng các lực lượng tham gia trong nhà trường một cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh trường THCS theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh trường THCS theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề bao gồm các yếu tố thuộc về các cấp quản lý, giáo viên, học sinh THCS và môi trường xã hội khách quan bên ngoài nhà trường.
Khung lý luận được xác định là cơ sở khoa học cho việc tổ chức khảo sát thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
CHƯƠNG 2