Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn Đề (Trang 95 - 99)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG

2.6. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn

2.6.1. Thành công

- Nhận thức của đa số cán bộ quản lí, giáo viên các trường trung học cơ sở của thành phố, phụ huynh học sinh về vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, vai trò hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở hiện nay đúng và tương đối đầy đủ.

- Công tác lập kế hoạch, tổ chức nhân sự trong hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm đã làm tương đối tốt và có tác dụng tốt đến hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh trong các trường trung học cơ sở.

- Đã có sự phối hợp với các tổ chức, các lực lượng tham gia vào công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh.

- Cán bộ quản lý và giáo viên luôn nêu cao trách nhiệm trong giáo dục và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh. Đặc biệt quan tâm đến thiết bị, cơ sở vật chất, hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của nhà trường như xây dựng môi trường sư phạm, phòng lớp, thiết bị khoa học, loa đài, máy chiếu... tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh.

- Công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh ở các nhà trường đã được quan tâm và bước đầu tránh được bệnh hình thức trong kiểm tra đánh giá.

Có được các thành công trên là do sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố trong công tác giáo dục, trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh; nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa

học kỹ thuật cho học sinh trung học cơ sở; đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố có sự đồng thuận cao, hầu hết giáo viên có lòng nhiệt tình, say mê nghề nghiệp, tích cực tham gia công tác giáo dục, vv…

2.6.2. Hạn chế

- Nhận thức của một số cán bộ quản lí và giáo viên các trường trung học cơ sở, phụ huynh học sinh chưa đầy đủ về vai trò của năng lực giải quyết vấn đề trong hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh, vì vậy chưa tận dụng hết các hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Lập kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của nhà trường đã được thực hiện, nhưng nhiều khi chưa bài bản, chưa tuân thủ đầy đủ các bước của lập kế hoạch, đặc biệt việc hướng đến phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh chưa cao, nên đã hạn chế tính khoa học và chỉ đạo của bản kế hoạch tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh.

- Kinh nghiệm và năng lực hướng dẫn nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở một số giáo viên các trường trung học cơ sở của thành phố còn hạn chế dẫn đến chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh chưa cao.

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề còn chưa đa dạng, phong phú, chưa tận dụng hết các hình thức của hoạt động để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Cơ sở vật chất, công cụ thiết bị hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật đã có nhưng nhiều thiết bị chưa đồng bộ và đặc thù cho hoạt động nghiên cứu khoa học, thiết bị khoa học kĩ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu còn ít, kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật chưa được đầu tư.

- Môi trường nhà trường dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh còn chưa đầy đủ, sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành trên đại bàn, sự quan tâm phối hợp của phụ huynh học sinh trong công tác hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh còn chưa chặt chẽ và thường xuyên,vv…

- Đánh giá chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh nhiều khi mang tính hình thức, chưa thực sự đa dạng hóa hướng đến phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Các tồn tại trên là do các nguyên nhân: sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường trung học cơ sở, giữa nhà trường trung học cơ sở với các lực lượng xã hội bên ngoài và phụ huynh học sinh trong hoạt động nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chưa thường xuyên. Cơ sở vật chất đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong nhà trường trung học cơ sở chưa đầy đủ. Sự chỉ đạo của các cấp quản lí và công tác kiểm tra của các cấp quản lí nhiều lúc chưa thường xuyên, sát với thực tiễn và chưa có các biện pháp kích thích đội ngũ giáo viên bồi dưỡng năng lực hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh,vv…

Kết luận Chương 2

Khảo sát 122 cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, bước đầu kết luận:

Hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề, được đánh giá thực hiện ở mức độ khá. Mức độ thực hiện các thành tố của hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật ở trường phổ thông: 1- Nguồn lực nghiên cứu khoa học kỹ thuật; 2- Đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật; 3- Nội dung nghiên cứu khoa học kỹ thuật; 4- Mục tiêu nghiên cứu.

Lãnh đạo nhà trường đã thực hiện nhiều nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật và được đánh giá thực hiện mức độ khá. Mức độ thực hiện các nội dung quản lý nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề được đánh giá thực hiện không đồng đều, xếp theo thứ bậc: 1- Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề; 2- Chỉ đạo nghiên cứu khoa học kỹ thuật theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề; 3- Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề; 3- Kiểm tra nghiên cứu khoa học kỹ thuật theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS được đánh giá có mức độ ảnh hưởng rất nhiều và ảnh hưởng theo thứ bậc: 1- Các yếu tố thuộc về các cấp quản lý; 2- Các yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh; 3- Các yếu tố thuộc về xã hội.

Kết quả khảo sát trên là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn Đề (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)