CÁC KHÁI NIỆM KINH TẾ - XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đến đời sống dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi tái lập đến nay (Trang 24 - 28)

,1.1.4.1. GDP: Gross Domestic Product: tổng sản phẩm xã

hội.

Theo Giáo sư Nguyễn Dược:” GDP là giá trị tổng sản lượng của các ngành kinh tế quốc dân hoạt động ở trong nước (hay vùng lãnh thổ), bao gồm cả giá trị sản lượng của các tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ quốc gia”.

21

“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống

dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.

.1.1.4.2. Thu nhập quốc dân.

Theo Giáo sư Nguyễn Dược:” thu nhập quốc dân là giá trị mới (thường tinh

bằng USD) được tạo ra trong phạm vi toàn bộ các ngành kinh tế của một nước (vùng lãnh thổ). Phẩn giá trị này được tính bằng cách lấy giá trị tổng sản phẩm

của nền kinh tế quốc dân trừ đi phần giá trị các tư liệu sản xuất bị tiêu hao trong

một thời gian nhất định (1 năm).

Cách tính thu nhập quốc dân ở các nước có nền kinh tế thị trường và ở các

nước xã hội chủ nghĩa trước đây có khác nhau. Các nước XHCN cho rằng chỉ có

các ngành sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ phục vụ trực tiếp sản xuất như:

kế toán, chuyên chở hàng hoá... mới thuộc phạm trù sản xuất. Các dịch vụ khác như: chuyên chở hành khách, giáo dục, y tế... thuộc phạm trù phi sản xuất, không đóng góp vào giá trị tăng thêm. Các nước có nền kinh tế thị trường quan niệm là

tất cả các ngành dịch vụ déu có thể đóng góp vào giá trị tăng thêm. Vì vậy cách tính thu nhập quốc dân ở các nứơc XHCN thừơng đưa đến con số thấp hơn cách

tính của các nước theo kinh tế thị trường. Hiện nay, cách tính theo các nước có

nền kinh tế thị trường được coi là phương pháp chính thức của Liên Hiệp Quốc để

các nước 4p dụng nhằm so sánh mức thu nhập giữa các nước `.

,1,1.4.3. Thu nhập bình quân đầu người.

Theo Giáo sư Nguyễn Dược:” Thu nhập bình quân đầu người là giá trị (tinh bằng USD) trung bình do mỗi người dân trong nước làm ra trong một năm,

sau khi đã trừ đi giá trị trung bình các tư liệu sản xuất bị tiêu hao. Để tính thu nhập bình quân theo đầu người, ta lấy giá trị thu nhập quốc dân chia cho tổng số

dân trong nước ”.

22

“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống

đân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lap dén nay”.

1.1.4.4, Mức sống dân cư.

Theo Giáo sư Nguyễn Dược:” Mức sống là khái niệm có ý nghĩa rất tương đối, chỉ mức thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người (hoặc mức thu nhập tương ứng với sự đảm bảo những nhu cầu đó). Theo quan niệm khá phổ biến trên thế giới hiện nay, mức sống được biểu hiện ở một số chỉ

tiêu sau;

Mức tiêu thụ năng lượng theo đầu người.

Mức ăn tính theo số lượng calo trung bình hàng ngày cho mỗi người.

Trình độ được giáo dục, được chăm sóc về mặt sức khoẻ. "

1.1.4.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu là phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của một hệ thống,

là tập hợp những mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành

nên đối tượng đó trong một thời gian nhất định.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành

nên nền kính tế, các lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông tiêu dùng, các thành phần kinh tế xã hội (quốc doanh, tập thé...) các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...) và các vùng kinh tế.

Một cách khái quát cơ cấu kinh tế có thể được hiểu như sau: "Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng, tương đối ổn

định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa chúng với nhau và với toàn bộ hệ thống) trong một hệ thống tái sản xuất với những diéu kiện kinh tế — xã hội nhất định vào một khoảng thời gian nhất định”.

Theo Giáo sư Nguyễn Dược:" chuyển dich cơ cấu kinh t là sự thay đổi

dẫn dần, từng bước cấu trúc của nền kinh tế trong phạm vi các ngành và các vùng

“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống

dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.

trên lãnh thổ để thích nghi với hoàn cảnh phát triển kinh tế của một nước hay một

địa phương.

Chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện ở sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành:

công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và cả nội bộ các ngành kinh tế như: giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nông nghiệp. giữa khai thác và chế biến trong công

nghiệp...

Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ thể hiện ở sự thay đổi địa bàn sản xuất tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành ".

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước hay địa phương chính là quá

trình thay đổi tỉ trong trong tổng giá trị sản phẩm nội địa (GDP) của nước đó hay

địa phương trong một giai đoạn nhất định.

.I.1.4.46. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.

Cơ cấu sit dung đất là tổng thể những mối quan hệ giữa các nhóm đất được sử dụng vào những mục đích khác nhau (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất

chuyên dùng, đất khu dân cư, đất chưa sử dụng).

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất là sự thay đổi dân dẫn, từng bước tỉ trọng

các nhóm đất tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hoá.

.1.14.7. Môi trường.

Theo Giáo sư Nguyễn Dược: "Môi trường là thuật ngữ chỉ toàn bộ các hệ

thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra ở xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng sức lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên

nhiên hoặc nhân tao cho phép thoả mãn những nhu cẩu của minh.”

24

“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đến đời sống dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi tái lập đến nay (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)