Công nghiệp hoá kéo theo đô thị hoá, dân cư chuyển từ sản xuất nông
nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp, làm gia tăng số lượng các đô thị và sự tập
trung dân cư vào thành thị, làm thay đổi kết cấu dân số và lối sống của dân cư.
1.2.1. ANH HUONG ĐẾN GIA TANG TỰ NHIÊN.
Theo các tài liệu thống kê dân số ở các đô thị cho thấy: môi trường đô thị làm hạ thấp sự gia tăng dân số.
Công nghiệp hoá và đô thị hoá đã giải phóng người phụ nữ, tạo điều kiện cho họ tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ) với cường độ làm việc cao, tận dụng triệt để qui thời gian. Đồng thời lối sống dân cư
đô thị sẽ thu hút phụ nữ vào các hoạt động xã hội, trình độ văn hoá và sự hiểu
biết của phụ nữ được nâng cao làm cho các quan niệm về hôn nhân, sinh đẻ: số
con, con trai, con gái có tiến bộ hơn. Số con trung bình trong các gia đình ở thành
thị thường ít hơn ở nông thôn và ở mức trung bình từ 2 ~ 3 con.
Tuổi kết hôn trung bình của người dân thành thị thường muộn hơn từ 3 - 5 năm. Do vậy kế hoạch hoá gia đình ở thành thị được thực hiện tốt hơn nông thôn, tỉ lệ sinh thấp hơn và kết quả là sự gia tăng dân số thành thị thường thấp hơn các vùng nông thôn. Tất cả những diéu này làm cho sự thay đổi các thế hệ chậm lại.
Nhưng ở đô thị mức sống của người din cao hơn nông thôn, có những cơ sở phục vụ y tế rất tốt làm giảm tỉ lệ tử vong tạo điểu kiện cho dân cư đô thị tăng lên
nhanh chóng.
1.2.2. ANH HUONG ĐẾN GIA TANG CƠ GIỚI.
Khi công nghiệp phát triển thì những nơi có nguồn tài nguyên trở thành
những hạt nhân thu hút dân cư. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, quá trình
————————————————————_
25
“Tác động của quá trình công nghiệp hoá va đô thị hoá đến đời sống
dân cư tình Bình Dương từ sau khi được tát lập đến nay”.
trao đổi sản phẩm hàng hoá ngày càng mạnh mẽ và đã làm xuất hiện những
vùng dân cư mới, đông đảo, không còn phụ thuộc vào mùa màng của sản xuất
nông nghiệp. Ngày càng nhanh, ngày càng nhiều những thị trấn, khu dân cư kiểu đô thị mới ra đời - nơi có điện, có nhiều ngành nghề thủ công, nhiều nhà máy, xí
nghiệp công nghiệp thu hút dân cư. Nơi đó có đời sống văn hoá cao hơn nông
thôn, có điều kiện tốt chăm sóc sức khoẻ, nâng cao kiến thức và phát triển kinh
tế...
Nhìn chung đô thị có chất lượng cuộc sống cao hơn thôn quê, điểu đó đã làm làn sóng di cư từ nông thôn đến đô thị ngày càng nhiều.
1.2.3. ANH HUONG ĐẾN KẾT CẤU DAN SỐ.
1.2.3.1. Kết cấu dân số theo tuổi:
Dân cư thành phố cũng có sự khác biệt vé kết cấu lứa tuổi so với nông thôn. Dân cư đô thị trong độ tuổi 20 - 39 nhiều hơn nông thôn, trong độ tuổi lao
động nhiều hơn và dưới độ tuổi lao động ít hơn vùng nông thôn do tỉ lệ sinh ở thành phố thấp hơn nông thôn và do các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp đã
thu hút một lực lượng lao động nhập cư lớn.
.1.2.3.2. Kết cấu dân số theo giới tính.
Công nghiệp hoá và đô thị hoá gắn lién với quá trình di chuyển dân cư từ
các vùng nông thôn đến đô thị, trong đó lực lượng nam giới có tính cơ động cao
hơn nữ giới, do vậy thông thường tỉ lệ nam giới trong lao động nhập cư thường
cao hơn nữ. Tuy nhiên trong thời đại mới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các thành phố lớn, nhu cầu lao động trong các ngành dich vụ nhiều lên, nó lại có khả năng lôi cuốn lao động nữ nhiều hơn nam, nhất là trong các ngành may mặc, dệt nhuộm và các lao động tạp vụ khác, hơn nữa do cuộc sống kinh tế - xã hội của
26
“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống
dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.
các vùng đô thị hoá cao hơn và văn minh đô thị càng làm cho tuổi thọ nữ cao hơn nam. Chính bởi vậy, tỉ lệ nữ ở thành phố thường cao hơn các vùng nông thôn.
1.2.3.3. Kết cấu dân số theo nghề nghiệp:
Ở vùng nông thôn, đại bộ phận dân cư hoạt động trong khu vực nông
nghiệp. tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ nông nghiệp; còn các ngành
dịch vụ khác và công nghiệp gần như không phát triển,
Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra làm thay đổi mạnh mẽ cơ
cấu nghề nghiệp của dân cư theo hướng: lao động trong nông nghiệp chuyển sang
sản xuất công nghiệp và hoạt động dịch vụ.
Sự phân hoá nghể nghiệp rất sâu sắc, cơ cấu nghề nghiệp của dân cư thành thị rất đa dạng: từ lao động trí óc, văn nghệ sĩ cho đến công nhân, những người nội trợ và làm nghề phục vụ... Nguyên nhân là do ở thành thị có sự khác biệt lớn về trình độ văn hoá, nguồn gốc xã hội, quốc tịch. Hơn nữa thành phố lớn hiện nay lại là môi trường thuận lợi cho sự phân công lao động xã hội sâu sắc, hình thành nhiều ngành nghề mới đặc biệt là các ngành dịch vụ, làm cho tỉ lệ lao động trong
các ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng.
1.2.4. ANH HƯỞNG ĐẾN MAT ĐỘ DÂN SỐ VÀ PHAN BO DÂN
CƯ.
O nông thôn, đại bộ phận dân cư sản xuất nông nghiệp do đó dan cư phân
tán trong không gian.
Sự phát triển của công nghiệp và đi cùng với nó là quá trình đô thị hoá đã
dẫn đến sự tập trung dân cư trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp. Đô thị
hoá là xu hướng tập trung dân cư tất yếu ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển
cao.
27
“Tác động của quá trình công nghiệp hod va đô thị hoá đến đời sống dân cư tỉnh Bình Duong từ sau khi được tái lập đến nay”.
1.2.5. ANH HUONG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.
Công nghiệp hoá - đô thị hoá luôn luôn kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao
động và sự phân bố dân cư và tính chất của sự thay đổi ngày càng sâu xa hơn.
Công nghiệp hoá - đô thị hoá là một nhân tố quan trọng trong việc phân bố sản
xuất, có tác động tích cực đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dẫn tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực nông — lâm — ngư nghiệp. Đồng thời có sự chuyển dịch mạnh trong nội bộ ngành:
Trong công nghiệp: tăng ti trọng ngành công nghiệp chế tạo và tăng tỉ
trọng các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.
Trong nông nghiệp: ngành chăn nuôi ngày cằng có vị trí cao.
1.2.6. ANH HUONG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT.
Công nghiệp phát triển, các trung tâm công nghiệp, các KCN xuất hiện,
các nhà máy Xí nghiệp mọc lên... thu hút lao động tập trung quanh vùng tạo thành
các khu định cư mới, đồng thời kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ (giao
thông vận tải, thương mại, dich vụ hướng nghiệp giới thiệu việc làm...). Quá trình
đô thị hoá làm tăng tỉ lệ thị dân, tăng qui mô đô thị, làm thay đổi lối sống dân cư
-. Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất.
Một điện tích lớn đất sử dụng trong nông - lâm nghiệp được chuyển sang
xây dựng cơ sở hạ tang công nghiệp và cơ sở hạ tầng đô thị.
Khu đất công nghiệp: là đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, thủ công
nghiệp được bố trí thành từng khu vực, trong đó bao gồm cả đất giao thông nội bộ, các bến bãi và các công trình quản lí của nhà máy, Khu đất công nghiệp là bộ phận quan trọng, thường là chức năng chủ đạo của thành phố. Nhưng do yêu cầu
T_T
28
“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.
phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường sống cho con người nên thường được bố
trí xa nơi tập trung đông dân cư, hoặc bố trí ra ngoại ô. Ngược lại một số xí
nghiệp ít gây ảnh hưởng đến môi trường và sản phẩm khó vận chuyển, hoặc cẩn
tiêu thụ ngay lại được bố trí ở gần khu vực cư trú hay gần trung tâm thành phố.
Khu đất dân dung: là khu đất phục vụ cho nhu cầu nhà ở, nghỉ ngơi, giải
trí của nhân dân thành phố, bao gồm đất xây dựng nhà ở, đường giao thông, hệ
thống đường giao thông, các công trình phục vụ công cộng, cây xanh... Diện tích
đất dân dụng có xu hướng tăng lên trong điểu kiện cuộc sống được nâng cao.
Khu đất kho tàng: là đất xây dựng các kho trực thuộc thành phố hoặc trung
ương.
Khu đất giao thông đối ngoại: là khu đất giao thông phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải nối thành phố với bên ngoài như đất làm đường sắt, đường ô tô,
đường thuỷ, hàng không...
Khu đất đặc biệt: là khu vực đất dành cho quân sự, ngoại giao, nghĩa
trang...
Nhìn chung đất đô thị có xu hướng tăng lên mạnh mẽ đặc biệt là đất dân
dụng và đất công nghiệp.
1.2.7. ANH HUONG ĐẾN TONG SAN PHAM XÃ HỘI (GDP) VÀ