VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đến đời sống dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi tái lập đến nay (Trang 98 - 103)

DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

2.48. ANH HUONG ĐẾN ĐỜI SONG CHUNG CUA NGƯỜI DAN

2.4.9. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Công nghiệp hoá, đô thị hoá là hướng đi cần thiết và đúng đắn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương nói riêng và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung nhầm đóng góp chung cho phát triển cả nước. Tuy nhiên việc nền kinh tế phát triển mạnh và việc đô thị hoá nhanh đang

gây áp lực rất lớn lên tài nguyên và môi trường trong tỉnh.

Công nghiệp phát triển nhanh, đô thị mở rộng làm gia tăng chất thải và gia

tăng mức độ ô nhiễm môi trường.

Bảng 2.29: Ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt ở vàng kinh tế trọng

điểm phía Nam.

Năm 2003 (m/ ng Năm 2010 (m’/ ngà

Tati Nông Nông

Bình

ĐổngNai | 64.896 | 70.752 | 135.648 | 159.840 | 86.840 | 246.680 `

Bà Rịa —

Nguồn: [15] Sở Tài Nguyên & Môi Trường Bình Dương, “Nghiên cứu diễn biến môi trường va dé xuất các giải pháp bảo uệ môi trường ở ving kinh tế trọng điểm phía Nam” của Lê Trình, 2003.

93

“Tác động của quá trình công nghiệp hoá va đô thị hoá đến đời sống

dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.

Hiện nay lưu lượng nước thải sinh hoạt, tải lượng ô nhiễm (qua BOD) của

Bình Dương tương ứng là 51.000 mỶ/ ngày và 24.000 kg/ ngày. Các giá trị này sẽ tăng đến 128.240 m’/ ngày và 51.000 kg/ ngày vào năm 2010 (gấp hơn 2 lần).

Hiện nay lưu lượng nước thải công nghiệp của Bình Dương là 57.100 mỶ/

ngày và sẽ tăng đến khoảng 673.000 mỶ/ ngày vào năm 2010 (gấp gần 11,8 lan

hiện nay) và lớn hơn cả lưu lượng nước thải sinh hoạt của toàn tỉnh nếu các KCN với tổng diện tích 10.377 ha được lấp đẩy và lượng nước thải từ các cơ sở ngoài

KCN không tăng. Lưu lượng nước thải công nghiệp này sẽ vượt xa lưu lượng nước

thai của Đồng Nai (177.600 mỶ/ ngày) và Bà Rịa — Vũng Tàu (120.070 m’/ ngày) và còn hơn cả lưu lượng nước thải của thành phố Hổ Chí Minh (543.542 mỶ/

ngày). Tải lượng ô nhiễm (qua BOD) từ nước thải công nghiệp ở Bình Dương cũng sẽ vượt xa các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Bang 2.30: Dự báo lưu lượng và tải lượng BOD của nước thải từ các KCN,

các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam vào năm 2010.

Thành - Bi ng — Dương Bà Rịa -

Leal Hỗ Đồng Nai Dự báo | Vũng

mới Tàu

gate

(24

543.542 sua eis 130 120. 070

SM | no | oe | mn] meBOD (kg/ ngà 92.402 38.490

Nguồn: dự báo của Lê Trình, 2003 (bổ sung 01.2005 theo số liệu

mới nhất vé diện tích các KCN của Binh Dương).

Khối lượng chất thải rấn đô thị của Bình Dương là 230 tấn/ ngày vào năm 2003 và sẽ tăng đến 920 tấn/ ngày vào năm 2010 (gấp 4 lan).

94

“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống

dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay".

Khối lượng chất thải rắn công nghiệp ở Bình Dương là 78 tấn/ ngày sẽ tăng đến trên 800 tấn/ ngày vào năm 2010 (gấp 10,5 lần hiện nay).

Việc gia tăng nhanh chóng lưu lượng nước thải và khối lượng chất thải rắn

đô thị, nhất là chất thải công nghiệp sẽ trực tiếp gây suy giảm chất lượng nước mặt, nước ngắm, đất đai, không khí và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nhân dân, đời sống sinh vật. Đây là vấn đế đã được dự báo do vậy Bình Dương cần sớm có biện pháp dự phòng, kiểm soát chất thải, nhất là chất thải công nghiệp.

Hiện nay các sông chính trên địa bàn Bình Dương đã bị ô nhiễm: sông Sài

Gòn ở Thủ Dầu Một — Lái Thiêu có giá trị pH = 5 - 6, BOD = 10 - 15 mg/L,

không đạt tiêu chuẩn Việt Nam 5942 — 1995. Sông Thị Tính, sông Bé có chất

lượng cao hơn nhưng nhiều thông số cũng chưa đạt Tiêu chuẩn này. Ngoài ra, một số rạch suối cũng bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ, nổng độ COD tương đối cao, nổng độ

NO; va coliform cũng vượt quá tiêu chuẩn (từ 1,2 - 1,8 lần đối với NO, 3,1 -

15,6 lần đối với coliform). Đến năm 2010 và các năm tiếp theo mức độ ô nhiễm sẽ nặng hơn do việc tăng nhanh khối lượng chất thải đổ vào nguồn nước.

Cần nhận thức rằng Binh Dương nim ở đâu nguồn nước cung cấp cho các

đô thị của thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai trên sông Đồng Nai

và sông Sài Gòn; do đó vấn để ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngắm của các khu, cụm công nghiệp Bình Dương còn ảnh hưởng tới cả các tỉnh, thành phố

bạn.

Ô nhiễm không khí ở Bình Dương cũng rất đáng quan tâm. Tuy nhiên một

số khu vực làng nghé gốm sứ, khai thác vật liệu xây dựng đã bi ô nhiễm không khí nặng, nhất là ô nhiễm bụi. Vùng ô nhiễm trầm trọng là khu vực khai thác chế biến đá, cao lanh, khu vực có quốc lộ đi qua, nơi đang tiến hành xây dựng và có

mật độ xe cd lưu thông lớn. Néng độ bụi cục bộ có nơi lên đến 15 - 25 mg/ mỶ,

vượt tiêu chuẩn cho phép 83 lin. Với việc tăng nhanh các nguồn thải (cơ sở công

95

“Tác động của quá trình công nghiệp hoá va đô thị hoá đến đời sống

dan cư tinh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.

nghiệp, giao thông, công trình xây dựng) sẽ làm tăng mức độ 6 nhiễm không khí,

nhất là khu vực Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một.

Hệ thống vận tải phục vụ sản xuất công nghiệp bao gồm vận tải nguyên

liệu và thành phẩm từ các bến cảng, kho tang, vùng nguyên liệu tới KCN để gia công, chế biến và sau đó mang đi tiêu thụ. Hệ thống vận tải này tạo ra tiếng Ổn, bụi bẩn, xả khói bụi ra khu vực xung quanh. Tại Bình Dương, hệ thống vận tải

chủ yếu là các phương tiện giao thông đường bộ.

Theo thống kê của viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải (năm 2003), hiện có trên 16.000 lượt xe (quy đổi) chạy trong 1 ngày đêm trên 8 tuyến

đường chính của Bình Dương như quốc lộ 13, IK, DT 745, DT 741, DT 743, ĐT

746 và ĐT 742. Trong đó nhiều nhất là quốc lộ 13 trên 6.000 lượt xe quy đổi/

ngày đêm. Với nhiều loại xe quá niên hạn sử dụng đã gây ảnh hưởng xấu đến

môi trường của Bình Dương. Trong khoảng 16.000 lượt xe đó, có khoảng 50%

lượt xe phục vụ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh.

Trong quy hoạch hệ thống đô thị Nam Bình Dương lập năm 199%6, đã để xuất tạo hành lang vận tải công nghiệp từ ga Sóng Thần tới ngã tư An Phú sau đó nối thẳng đường mới theo hướng tây bắc đi qua khu liên hợp (trước đó có KCN

Bàu Bèo, Truông Béng Bông) để tới quốc lộ 13 đoạn KCN Tân Định. Có tuyến

đường này sẽ gom toàn bộ vận tải công nghiệp vào một hành lang, giảm thiểu các

vấn để vé môi trường do vận tải công nghiệp tác động tới.

Sự tác động của các khu, cụm công nghiệp ra khu vực xung quanh thể

hiện qua các yếu tố chất thải mà các cơ sở sản xuất thải ra ngoài bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, khói bụi thải ra không khí. Tuỳ vào tính chất sản xuất và công nghệ, các chất thải công nghiệp có các mức độ ô nhiễm rất khác nhau. Ví dụ, các cơ sở may mặc, da, giày... ít gây ô nhiễm về môi trường, nhưng chế biến cao su gây ô nhiễm về không khí, dây chuyển nhuộm trong các cơ sở dệt nhuộm,

EEE EEE

96

“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống

dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.

đây chuyển ma trong cơ khí, hoá chất cơ bản... có chất thải lỏng khá độc hai; các

cơ sở điện, điện tử... có các chất thải rắn rất khó xử lí vé môi trường.

Để giải quyết ô nhiễm môi trường, nhiều KCN ở Bình Dương đã đầu tư các hệ thống quản lí chất thải về cơ bản đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Tuy nhiên trong tương lai, nguồn vốn để xử lí môi trường, bảo vệ sức khoẻ và các hệ

sinh thái tự nhiên của tỉnh sẽ rất lớn. Điều này chính là yếu tố cần tính tới vé mặt kinh tế - môi trường trong các quy hoạch phát triển công nghiệp hoá, hiện đại

hoá của Bình Dương.

Qua điểu tra cho thấy các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoặc liên doanh với nước ngoài thực hiện các hệ thống xử lí chất thải tốt hơn so

với các doanh nghiệp trong nước. Do đó các dự án trong các KCN có công nghệ

xử lí chất thải đồng bộ và tương đối tốt so với các dự án đầu tư nằm ngoài KCN.

Trong các KCN hiện nay, KCN Việt Nam - Singapo có hệ thống thoát nước và xử lí chất thải hiện đại nhất. KCN Việt Nam — Singapo đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống mương mở và hệ thống cống thoát nước bằng bê tông cốt thép trên tất cả các tuyến đường của KCN để đảm bảo thu nhận nước mưa và nước thải công nghiệp từ các nhà máy và các lô đất rồi vận chuyển về nhà máy xử lí nước

thải. Ngay từ khi thành lập KCN Việt Nam — Singapo đã xây dựng nhà máy xử lí

nước thải với công suất 6.000 mỶ/ ngày. Nhà máy được thiết kế để xử lí nước thải

đạt loại A theo Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp TCVN 5945 - 1995. Nước sau

khi xử lí được thải ra kênh tiêu Bình Hoà.

97

“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đến đời sống dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi tái lập đến nay (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)