ĐƯỢC TAI LẬP DEN NAY
2.1. KHÁI QUÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1.1. Vị trí địa lí:
Tỉnh Bình Dương thuộc vùng Đông Nam Bộ, ngày | -l - 1997 được tách ra
từ tỉnh Sông Bé theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tháng l1 — 1996.
Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp
tỉnh Tây Ninh và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh.
Tinh nằm trên các trục giao thông quan trong của quốc gia như quốc lộ 13,
quốc lộ 14, quốc lộ 1A, tuyến đường sắt bắc - nam, đường xuyên A...
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên (vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất nước) và déng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực thực phẩm lớn nhất nước) với hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, tạo điểu kiện giao
lưu hàng hoá, mở rộng thị trường thu hút nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
chế biến.
Bình Dương nim trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - vùng kinh tế động lực, giàu tiém năng ~ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tỉnh (vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam có điện tích 12.000 kmỶ, dân số 8 triệu người, chiếm 30%
GDP và 50% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước).
Giáp thành phố Hỗ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn, có công nghiệp, dich vụ và khoa học kĩ thuật phát triển, là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia
39
“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống
dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.
và quốc tế, hội đủ các điều kiện thuận lợi và giao thông đường bộ, đường thuỷ,
đường hàng không.
Tóm lại, Bình Dương có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và thuận lợi
về nhiều mặt để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
.2.1.1.2. Địa hình.
Do nằm ở vị trí chuyển tiếp từ các tỉnh Tây Nguyên xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển về mặt địa chất, Bình Dương có địa hình thấp, bằng phẳng và lượn sóng yếu, độ cao giảm dan từ Bắc xuống Nam (phía Bắc từ 30 — 60m, phía Nam từ 6 ~ 30 m). Rai rác có
một vài đổi núi thấp như núi Châu Thới (88m), núi Ông (25m), núi Tha La
(203m) ở Dầu Tiếng.
Các dạng địa hình chính:
Vùng thung lũng bãi béi dọc sông Sài Gòn (từ Bến Cát đến Thuận An),
sông Đồng Nai (từ Lạc An đến Thái Hoà) và một số vùng dọc sông Bé là miền
đất thấp phù sa mới, độ cao từ 6 — 10m.
Vùng đất chuyển tiếp: địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc từ 3 - 12°, cao từ 10 — 30m chủ yếu ở địa bàn thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và Nam Bến
Cát, Tân Uyên.
Vùng địa hình đổi thấp, lượn sóng yếu, độ đốc từ 5 - 12°, độ cao từ 30 -
60m gồm nhiều ngọn đổi thấp, liên tục, đỉnh bằng sườn rất thoải ở Dâu Tiếng và
Phú Giáo.
Địa hình rất thuận lợi cho việc xây dựng các KCN và cơ sở hạ tầng kĩ
thuật.
40
“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.
2.1.1.3. Khí hậu.
Do nằm ở vị trí từ 10°52' đến 12°2' bắc, nim trong vùng nội chí tuyến Bắc
Bán Cau và khu vực hoàn lưu gió mùa Đông Nam A nên Binh Dương có khí hậu
nhiệt đới và mang tính chất cận xích đạo.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26°C - 27°C, tháng cao nhất là tháng IV
(trung bình 29°C, tối cao 39°C) và thấp nhất là tháng I (trung bình: 24°C, tối thấp
12°C).
Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm 9.500 - 10.000°C, số giờ nắng trung
bình: 2.400 - 2700 giờ/ năm vào loại cao nhất toàn quốc.
Lượng mưa trung bình 1.600 — 2.000 mm/ năm phân bố không đều giữa
các năm (năm cao nhất 2.683mm — 1942; năm thấp nhất 1.637mm ~ 1949). Ở
phía bắc tỉnh lượng mưa trung bình nhiều hơn phía nam (như Dầu Tiếng trung
bình 2.117mm, Sở Sao 1,647mm, 1995) do địa hình đón gió Tây Nam.
Số ngày mưa trung bình trong năm là 120 ngày, tháng mưa nhiều nhất là tháng IX (trung bình 335mm, cao nhất 500mm), tháng mưa ít nhất là tháng I, II
(trung bình dưới 50mm, nhiều năm không mưa).
Mỗi năm phân hoá thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI (lượng mưa chiếm 90% cả năm) tương ứng với thời kì hoạt động của khối khí chí
tuyến vịnh Bengal (TBg) và khối khí xích đạo biển (Em) với đặc điểm nóng, ẩm không ổn định gây mưa lớn, kèm theo giông và sấm sét. Hướng gió thịnh hành là
Tây Nam, Nam Tây Nam, Tây Tây Nam.
Mùa khô: từ tháng XI đến tháng IV tương ứng với thời kì hoạt động của
khối khí chí tuyến Đông Nam Á (Tm). Với đặc điểm nóng, khô ổn định. Trừ hai
tháng chuyển tiếp là tháng XI và tháng IV (lượng mưa trung bình trên 100mm), các tháng còn lại lượng mưa không quá 5% cả năm, nhiều năm các tháng I, II, II
không có mưa. Hướng gió thịnh hành là Bắc, đôi khi Tây Bắc, Đông Bắc.
41
“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống
dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.
Do độ cao địa hình nên khí hậu có sự khác biệt đôi chút so với các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long (mưa nhiều hơn, biên độ nhiệt ngày đêm cao hơn) nhất
là vùng phía bắc của tỉnh (Dầu Tiếng, Phú Giáo).
Do nằm cách xa biển và do độ cao địa hình nên khí hậu Bình Dương ít có
những hiện tượng thời tiết biến động phức tạp như bão lũ. Tuy nhiên hàng năm
vẫn có những diễn biến bất thường gây nhiều thiệt hại như gió lốc, gió xoáy, hiện tượng ngập úng ở các vùng đất thấp.
Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 -80%, tháng cao nhất là tháng IX (trung bình 86%), tháng thấp nhất là tháng II (trung bình 66%).
Khí hậu thích hợp để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và tổ chức sản xuất quanh nam.
.2.1.1.4. Thuỷ văn.
Do lượng mưa lớn, Bình Dương có lượng nước mặt khá phong phú và mật
độ sông suối vào loại trung bình.
Các sông chảy qua tỉnh thường ở đoạn trung lưu và hạ lưu nên độ dốc trung bình, lòng sông mở rộng (từ Sông Bé) và lưu lượng không lớn (trừ Sông Đồng Nai) có giá trị về thuỷ lợi và thuỷ điện.
Thuỷ chế thay đổi theo mùa: mùa nước lớn từ tháng VI đến tháng XI
(tương ứng với mùa mưa) và mùa nước cạn từ tháng XII đến tháng V (tương ứng với mùa khô). Nước lên cao nhất năm là tháng IX và X, vào mùa hạ khô nhất là tháng II, III trừ sông lớn, các suối nhỏ đều cạn kiệt nước.
Các sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh như sông Bé, sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn với phụ lưu quan trọng là sông Thị Tính:
Sông Sài Gòn có nguồn nước phong phú cung cấp nước tưới cho 3.500ha ở các vùng thị xã Thủ Dầu Một, Bến Cát, Thuận An.
42
“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống
dân cư tình Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.
Sông Đồng Nai với 90km chảy trên địa ban tỉnh (huyện Tân Uyên) nguồn nước chủ yếu được sử dụng phục vụ sinh hoạt. Hướng đầu tư xây dựng các trạm
bơm phục vụ nông nghiệp.
Sông Bé bắt nguồn từ độ cao 600 — 800 m, nơi có công trình thuỷ điện
Thác Mơ nhằm cung cấp điện và tăng lưu lượng nước vào mùa khô cho hổ Phước Hoà (Tân Uyên) để tưới 40.000 - 42.000 ha trồng trọt của các huyện phía nam
tỉnh.
Ngoài ra, trên lãnh thổ Bình Dương còn có diện tích mặt nước lớn như các
công trình thuỷ lợi Dau Tiếng (27.000 ha; 1,5 tỉ mỶ nước), hổ chứa nước Đá Ban,
suối Giai, Cần Nôm, Thanh An...
Bên cạnh nguồn nước mặt khá phong phú, Bình Dương còn có nguồn nước ngắm déi dao, trữ lượng lớn, chất lượng tốt và dễ khai thác phục vụ cho sản xuất
và sinh hoạt.
.2.1.1.5. Thổ nhưỡng.
Tổng diện tích tự nhiên: 269.600 ha.
Đất trồng Bình Dương đa dạng gồm 6 nhóm chính: đất xám (142.454 ha -
chiếm 52,45% diện tích đất tự nhiên), đất đỏ vàng (65.243 ha — 24%), đất dốc tụ (32.848 ha - 12,09%), đất phù sa (15.725 ha — 5,79%), Ngoài ra còn có đất phèn
và đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm diện tích không đáng kể..
Đất phù sa cổ chiếm hơn 88% diện tích (phân bố khắp 7 huyện thị). do tính
chất vật lí phù hợp: tơi xốp, thoáng khí.. nên thích hợp với việc phát triển cây
công nghiệp đài ngày (cao su, điểu..), ngấn ngày (mía, dau...), cây ăn quả, cây lương thực thực phẩm, đồng cỏ chăn nuôi..
Đất phú sa mới phân bố dọc theo các thung lũng sông (Sài Gòn, Thị Tính,
Đồng Nai) thích hợp với việc phát triển cây lúa, cây thực phẩm và cây ăn quả.
43
“Tac động của quá trình công nghiệp hoá va đô thị hoá đến đời sống
dân cư tinh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.
.2.1.1.6. Sinh vật.
Do điều kiện thuận lợi địa hình bằng phẳng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều
và đất đai mau mỡ nên sinh vật của tỉnh Bình Dương cũng khá phong phú, đặc
biệt là thực vật.
Theo số liệu thống kê năm 2000, tổng diện tích đất nông nghiệp có rừng
của Bình Dương là 13.000 ha, gồm gần 10.000 ha đất rừng tự nhiên và 3.430 ha rừng trồng (chủ yếu là bạch đàn, keo, sao, dầu, kên kén ...). Rừng có vai trò rất quan trọng về phòng hộ và ổn định môi trường sinh thái.
Trữ lượng gỗ còn khoảng 260.100 m*
.2.1.17. Khoáng sản.
Bình Dương là tinh không giàu vé tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại gồm:
Cao lanh chủ yếu tập trung ở phía nam tỉnh, trữ lượng khoảng 256 triệu tấn, đã xác định là 52 triệu tấn, được khai thác làm gốm sứ và chất phụ gia công
nghiệp.
Sét gạch ngói tập trung chủ yếu ở Bến Cát, Thuận An, trữ lượng khoảng
629 triệu mỶ, có loại sét chịu lửa rất có giá trị đối với công nghiệp luyện kim.
Đá xây dựng tập trung chủ yếu ở Tân Uyên, Thuận An, trữ lượng khoảng
220 triệu m’.
Cát xây dựng chủ yếu tập trung ở sông Sài Gòn, cù lao Bình Chánh, cù lao
Rùa và sông Thị Tinh, trữ lượng khoảng 25 triệu mỶ.