THỊ HOÁ TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2010
3.2.2.2. Mục tiêu chiến lược của tỉnh Bình Dương đến năm
2010 là:
Tập trung khai thác mọi nguồn lực trong nước và nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững được nhịp độ tăng trưởng khá và
ổn định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, mở rộng san xuất và phát triển kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chuẩn bị tốt các diéu kiện để tham gia vào quá trình hội nhập chung của
cả nước với khu vực mậu dịch tự do — AFTA và khu vực đầu tư ASEAN ..; giữ vững và tăng cường vị trí của tỉnh trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, rút
ngắn chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa giàu và nghèo. Giữ gìn và phát
huy bản sắc dân tộc, thực hiện từng bước tiến bộ và công bằng xã hội.
Cu thể:
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ nay đến năm 2010 đạt khoảng 12 -
14%/ năm, riêng năm 2005 tang 15% so với năm 2004; qui mô GDP tăng 3 - 3,5 lin so với năm 2001.
———————————
110
“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống
dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.
Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 32% so với năm 2004, giá trị
dich vụ tăng 15%, giá trị nông nghiệp tăng 5,5 - 6%, kim ngạch xuất khẩu tăng
35%. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 300 - 350 triệu USD.
GDP bình quân đầu người năm 2010 / 2001 tăng 2,5 ~ 2,6 lần, năm 2005
đạt khoảng 15 - 16 triệu đồng.
Tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Bảng 3.6: Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010. (Đơn vị:%).
Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Nông. lâm và ngư nghié
Nguôn: [18], [21].
.3.2.2.3. Định hứơng phát triển công nghiệp:
Công nghiệp tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng cao, góp phần thực hiện thành
công những chỉ tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh, cũng như của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.
Điểu chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010 theo hướng
kết hợp chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành và địa bàn. Đối với các huyện phía Nam, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ ting các KCN, cụm công nghiệp gắn với các
ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao và công nghiệp sạch. Đưa công
nghiệp phát triển din lên phía Bắc, chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động, phát triển làng nghé truyền thống, phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm gắn với vùng nguyên
liệu tại chỗ.
“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống
dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.
Tích cực chuẩn bị vé mọi mặt để triển khai dự án khu liên hợp công nghiệp
~ dịch vụ và đô thị Bình Dương. Hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung,
tao mọi điều kiện thuận lợi để phát huy nhanh hiệu quả đầu tư.
Đa dạng hoá sản xuất công nghiệp, hình thành nhiều ngành công nghiệp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu trong tỉnh và ngoài tỉnh, không chỉ tập trung
công nghiệp chế biến, chế tác mà phải phát triển công nghiệp kĩ thuật cao, hình thành cơ cấu công nghiệp đa thành phan, nhằm phát huy khả nang của các thành phần, kể cả nước ngoài đầu tư.
Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống của địa phương.
Phát triển công nghiệp gắn lién đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, hình thành mạng lưới đô thị có công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng khá.
Hình thành các tổ chức sản xuất đa dạng, gắn nơi cung cấp nguyên liệu với sản xuất và tiêu thụ, thu hút lao động xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao.
Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc
phòng.
Mục tiêu chủ yếu:
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt nhịp độ tăng bình quân 24 - 25%/ năm
trong cả thời kì 2005 - 2010.
Đến năm 2010, tỉ lệ công nghệ hiện đại đạt 80 - 90%, bắt kịp trình độ của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các nước Đông Nam Á.
Phấn đấu 40 - 50% sản phẩm công nghiệp được xuất khẩu.
.3.2.2.4. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng.
Giao thông: tập trung đầu tư nâng cấp các trục đường nối với các đầu mối
giao thông của vùng như: quốc lộ 13, các tỉnh lộ: 742, 743, 745, 746; mở rộng và
H2
“Tac động của quá trình công nghiệp hod va đô thị hoá đến đời sống
dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lap dén nay”.
xây dung các đường chính trong khu đô thị và các tuyến đường mới nối lién các khu công nghiệp và khu dân cư tập trung; tiếp tục đẩy mạnh phong trào giao thông nông thôn, tăng cường bê tông hoá, nhựa hoá hệ thống cẩu đường; phát
triển hệ thống vận tải hành khách công cộng.
Đến năm 2010, mạng lưới giao thông sẽ đạt | - 1,2 km/km2; đảm bảo
quốc lộ đường nhựa cấp I - II, tỉnh lộ nhựa cấp II - II.
Buu điện: Hiện đại hoá bưu chính viễn thông, tự động hoá ... đổng bộ mạng
lưới thông tin và đa dạng hoá loại hình dịch vụ. Năm 2010 toàn tỉnh đạt 20 máy
điện thoại / 100 dân.
Cấp điện: Đầu tư mờ rộng nguồn, kể cả lưới quốc gia và nhiệt điện, nâng
công suất trạm nguồn lên 400 — 450 MVA. Tăng sản lượng bình quân năm 24 —
26%. Năm 2005, tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 97%.
Cấp nước: Dự kiến đến năm 2010 đảm bảo nhu cẩu nước sạch và nước mặt
cho các khu công nghiệp va đô thị, trong đó 95% dân cư đô thị và trên 84% dân
cư nông thôn được dùng nước sạch.
.3.2.2.5. Định hướng phát triển các ngành giáo dục, y tế,
văn hoá, xã hội.
a. Giáo đục — đào tạo:
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục — đào tạo theo hướng
cân đối qui mô ngành học, cấp học, đa dạng hoá các hình thức đào tạo. Nâng cấp
các trường, phòng học hiện có, xoá bỏ phòng học tạm, xây mới các phòng học
kiên cố, đảm bảo đủ trang thiết bị day và học. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về
số lượng, vững về chuyên môn, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên.
113
“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay".
Bảo dam phan lớn trẻ em 5 tuổi qua giáo duc mẫm non trước khi vào trường tiểu học. Tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi đến trường đạt trên 90%.
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 100%.
Tập trung đầu tư cơ sở vật chất trường học theo quy hoạch, mỗi huyện, thị
có ít nhất một trường trung học phổ thông được đầu tư đầy đủ trang thiết bị.
Mục tiêu đến năm 2010; Phổ cập trung học phổ thông đạt: 60 - 65%.
b. Y tế — bảo vệ sức khoẻ:
Phát triển mang lưới y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu khám chữa bệnh cho
nhân dân. Đầu tư nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện y học dân tộc, trung tâm phục hồi chức năng trẻ em dị tật, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm quản lí các bệnh xã hội, trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em và kế hoạch hoá gia
đình, lập bệnh viện đa khoa khu vực, cho phép mở một số bệnh viện tư. Nâng cấp
các trung tâm y tế huyện thị, trạm xá xã, phường ...
Mục tiêu năm 2005: Giảm tỉ lệ sinh xuống 0,6 - 0,7 %.
100% trạm y tế xã phường, thị trấn có bác sĩ.
Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy đinh đưỡng: dưới 20%.
Bình quân trên một vạn dân có 7 bác sĩ.
Mục tiêu đến năm 2010: Giảm tỉ lệ sinh xuống: 0.4 - 0.5%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh duGng: đưới 10%.
c. Văn hoá:
Phát triển văn hoá thể thao gấn với đời sống kinh tế-xã hội, tham gia tích cực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh. Giảm sự chênh lệch mức sống văn hoá giữa các vùng trong tỉnh, giữa thành thị và nông thôn. Tỉ lệ khu phố, ấp văn hoá
đạt trên 60%, tỉ lệ hộ gia đình văn hoá đạt trên 85%.
114
“Tác động của quá trình công nghiệp hoá uà đô thị hoá đến đời sống
dân cư tỉnh Bình Dương từ sau khi được tái lập đến nay”.
d. Giải quyết việc lam và đời sống:
Năm 2010, lao động trong độ tuổi của tỉnh Bình Dương khoảng 550.000 người, trong đó khoảng 530.000 người làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Đẩy mạnh sản xuất, nhất là công nghiệp để tạo ra nhiều việc làm mới.
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động công nghiệp, dịch
Nguôn: [21]
Giải quyết việc làm cho khoảng 24.000 — 25.000 người/ năm.
Tỉ lệ lao động trong độ tuổi lao động có việc làm đạt 97%.
Tỉ lệ lao động kĩ thuật: 30 — 35%.