CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Đối tượng khảo sát gồm nhóm người từ 18 – 50 tuổi đã và đang trải nghiệm các tựa game của Riot Games trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2. Thu nhập dữ liệu
Nhóm đã sử dụng chủ yếu hai phương pháp thu thập dữ liệu trong bài nghiên cứu này:
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thông tin được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, chuyên nghiệp như các trang web, các trang báo chí và các nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nhóm đã thực hiện việc thu thập thông tin bằng cách triển khai khảo sát trên Google Forms, được gửi qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo,… và qua các email để đến cộng đồng mục tiêu. Để thu thập và đánh giá các câu trả lời, nhóm đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ cụ thể như sau: 1= “Tôi rất không đồng ý”, 2= “Tôi không đồng ý”, 3= “Tôi trung lập”, 4= “Tôi đồng ý”, 5= “Tôi rất đồng ý”. Nhóm sử dụng thang đo này vì các số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa thành các con số, giúp cho việc thu thập và phân tích dữ liệu bằng các công cụ thống kê trở nên dễ dàng hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của 2 nguồn dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp
Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian và chi phí - Nguồn dữ liệu đa dạng - Dễ dàng tiếp cận
- Giảm gánh nặng thu thập thông tin
- Giúp cho thông tin được xử lý một cách hiệu quả.
- Chất lượng cao và chính xác - Tính độc đáo
- Có thể kiểm soát quá trình thu thập dữ liệu
- Phản ánh chân thực của tình trạng hay hiện tượng được nghiên cứu
Nhược điểm
- Khả năng thiếu chính xác - Không độc lập
- Tốn kém về thời gian và chi phí - Khó khăn trong việc tổng hợp 51
- Giới hạn về phạm vi và độ chi tiết
- Giới hạn về quy mô
-Có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sự chủ quan của người thu thập dữ liệu hoặc yếu tố ngoại vi không dự kiến.
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài khảo sát này, nhóm đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu sau
Phương pháp nghiên cứu định tính: lấy số liệu từ các nguồn thông tin thứ cấp ở các bài báo, bài nghiên cứu, các học thuyết kinh tế và các số liệu sẵn có như:
Các mô hình, cơ sở lý thuyết kinh tế
Lược khảo các nghiên cứu trước ở trong nước và quốc tế
Phân tích và thảo luận nhóm
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để thu thập dữ liệu sơ cấp, nhóm sử dụng Google Forms để tạo các bảng câu hỏi cho người chơi. Mục tiêu là thu thập thông tin về các hành vi, thói quen và xu hướng của người chơi để áp dụng các phân tích thống kê và rút ra những kết luận chính xác nhất 3.2.4. Biến độc lập
Trong đề tài nghiên cứu này, các biến độc lập được sử dụng là những yếu tố giúp người chơi tại thành phố Hồ Chí Minh trung thành với Riot Games, bao gồm các yếu tố sau:
Giá cả
Thiết kế
Nhu cầu
Dịch vụ
Marketing 3.2.5. Biến phụ thuộc
Để xây dựng biến phụ thuộc cho bài nghiên cứu này, nhóm đã dựa trên kết quả khảo sát của 3 câu hỏi đánh giá trong bài khảo sát được xây dựng và và góp ý bởi nhóm chúng em và giảng viên Nguyễn Phúc Quỳnh Như. Cụ thể, 3 câu hỏi đánh giá sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5, có ký hiệu và nội dung như sau:
DG1: Bạn có cảm thấy hài lòng với các tựa game của RIOT GAME không ? 52
DG2: Bạn có tiếp tục chơi các tựa game của RIOT GAMES không ?
DG3: Bạn sẽ giới thiệu các tựa game của RIOT GAMES cho bạn bè chơi chứ ? Sau khi đã thu thập và chắt lọc dữ liệu, nhóm đã tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS và cho ra những số liệu như sau:
a. Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha
Bảng 3.1. Bảng thể hiện tổng số mẫu được phân tích cho các biến phụ thuộc Case Processing Summary
N %
Cases
Valid 483 100.0
Excludeda 0 .0
Total 483 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu) Bảng 3.2. Bảng kiểm định độ tin cậy của thang đo DANH GIA
Reliability Statistics Cronbach's
Alpha
N of Items
.844 3
Item-Total Statistics Scale Mean
if Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-Total Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
DG1 6.93 6.475 .701 .791
DG2 6.93 6.013 .711 .781
DG3 6.92 6.012 .718 .774
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu) Dựa vào kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 483 mẫu của nhóm, chúng ta có thể thấy rằng:
- Hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha của DG bằng 0.844 > 0.6.
53
- Các biến quan sát đều có tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3.
Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha của DG đều đạt độ tin cậy, có thể chấp nhận được và các biến quan sát đều có ý nghĩa giải thích tốt cho nhân tố DG, không có biến nào bị loại.
b. Phân tích nhân tố khám phá EFA:
Bảng 3.3. Bảng thể hiện hệ số KMO cà kết quả kiểm định Barlett KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy. .729
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 593.466
df 3
Sig. .000
Communalities Initial Extraction
DG1 1.000 .753
DG2 1.000 .763
DG3 1.000 .770
Extraction Method: Principal Component Analysis.
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu) Bảng 3.4. Bảng thể hiện phương sai trích
Total Variance Explained Componen
t
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
1 2.287 76.222 76.222 2.287 76.222 76.222
2 .369 12.298 88.520
3 .344 11.480 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
54
Component Matrixa Component
1
DG3 .878
DG2 .874
DG1 .868
Extraction Method:
Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu) Thông qua kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA từ 483 mẫu của nhóm, ta có thể thấy:
- Giá trị KMO = 0.729, thỏa điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Điều này chứng minh rằng phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu của của nhóm.
- Chỉ số Sig Bartlett’s test = 0.000 < 0.05 cho ta thấy rằng giữa các biến quan sát có mối tương quan với nhau
- Giá trị Eigenvalues = 2.287, thỏa điều kiện ≥ 1.
- Tổng phương sai trích là 76.22% > 50%, chứng minh mô hình EFA phù hợp.
- Các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0.4 và hầu hết đều thể hiện ý nghĩa thống kê (trên 0.8).
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng phân tích 3 nhân tố đánh giá này phù hợp với dữ liệu của nhóm, giữa các biến quan sát có mối tương quan với nhau, có ý nghĩa thống kê và mô hình EFA này là phù hợp. Bên cạnh đó, bảng Rotated Component Matrix sẽ không xuất hiện mà thay vào đó là dòng thông báo: Only one component was extracted. The solution cannot be rotated. Điều này có nghĩa là 3 biến đánh giá trong thang đo đều quy về 1 Component. Từ đó đảm bảo được tính đơn hướng, các biến quan sát của biến phụ thuộc hội tụ khá tốt.
Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá EFA, ta có thể đặt biến số phụ thuộc trung bình (Y) của bài nghiên cứu này là: Sự hài lòng của người chơi tại thành phố Hồ Chí Minh đối với các tựa game của Riot Games.
3.2.6. Quy trình nghiên cứu
55
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng em đã thông qua quy trình nghiên cứu được nhóm xây dựng dựa trên 12 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu.
Bước 2: Xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu.
Bước 3: Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết. Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây Bước 4: Xác định mô hình nghiên cứu.
Bước 5: Xây dựng các biến độc lập và các giả thuyết nghiên cứu.
Bước 6: Hoàn thiện thành bảng khảo sát chính thức.
Bước 7: Tiến hành cuộc khảo sát.
Bước 8: Thu thập và phân tích dữ liệu.
Bước 9: Làm sạch dữ liệu Bước 10: Tóm lược kết quả.
Bước 11: Đánh giá kết quả nghiên cứu.
Bước 12: Đề ra các giải pháp và viết báo cáo.