Bò thịt ở Việt Nam đƣợc nuôi ở tất cả các vùng và khu vực trong cả nước. Do điều kiện tự nhiên và thế mạnh của từng vùng và khu vực mà quy mô đàn bò chăn thả khác nhau. Hiện tại, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, quy mô đàn bò khu vực Bắc Trung Bộ là 1.280,9 nghìn con, chiếm 19,05% tổng đàn bò cả nước, Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 18,13%.
Khu vực Tây Bắc có quy mô đàn bò thấp nhất trong cả nước (chiếm 4,25%).
Còn lại đàn bò phân bổ đều ở các khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Quy mô đàn bò Việt Nam và từng vùng nhƣ sau:
Bảng 2.5: Quy mô đàn bò Việt Nam theo từng vùng (2009 -2013) ĐVT: nghìn con
2009 2010 2011 2012 2013
Cả nước 4.394,4 4.907,7 5.540,7 6.510,8 6.724,7 Đồng bằng sông Hồng 542,3 604,5 685,8 793,0 792,7
Đông Bắc 577,8 618,8 675,5 783,0 832,8
Tây Bắc 193,5 209,7 224,3 272,1 286,2
Bắc Trung Bộ 899,0 990,3 1.110,9 1.248,1 1.280,9 Duyên hải Nam Trung Bộ 842,1 917,9 1.007,3 1.199,6 1.218,9
Tây Nguyên 476,0 547,1 616,9 747,9 756,3
Đông Nam Bộ 534,6 599,6 682,1 787,3 867,3
Đồng bằng sông Cửu Long 329,1 419,8 537,9 679,8 689,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Hiện nay, trong tổng đàn bò cả nước quy mô đàn bò thịt là chủ yếu (chiếm khoảng 99%), còn lại là bò sữa.
Chất lượng giống: các giống bò thịt đang nuôi dưỡng ở nước ta phần lớn là giống bò vàng địa phương, chiếm gần 80% trong tổng đàn, còn lại 20%
là các giống bò lai
* Các giống bò vàng địa phương bao gồm:
- Bò Ngệ An: màu lông vàng sẫm, có sọc đen kéo dài từ u đến mông.
Tầm vóc trung bình, bò cái trưởng thành nặng 200kg, bò đực nặng 270 - 280kg, bê sơ sinh nặng 14 -15kg, tỷ lệ thịt xẻ bò đực đạt 53 - 55%, bò cái đạt 43%. Giống bò này ít bệnh tật, chịu nóng tốt.
- Bò Thanh Hoá: màu lông vàng tươi, bụng và yếm vàng nhạt, da mỏng và mịn. Tầm vóc trung bình, bò cái trưởng thành nặng 200 - 250kg, bò đực 300 - 350kg, bê sơ sinh nặng 14 - 15kg, tỷ lệ thịt xẻ bò đực đạt 50 - 53%.
- Bò Laisind: lông có màu hơi vàng cánh dán, tai cúp, yếm phát triển, vai cao. Đây là giống bò thịt đƣợc lai tạo giữa bò Red Sindhi (gốc Ấn Độ và Pakistan nhập vào Việt Nam từ năm 1920 - 1924) với bò cái vàng của các địa phương tạo thành, giống bò này càng nhiều máu Red Sindhi thì có trọng lượng cơ thể cao hơn, tỷ lệ thịt xẻ nhiều hơn. Trọng lượng bò cái trưởng thành nặng đến 280 - 320kg, bò đực 400 - 450kg, bê sơ sinh nặng 18 - 25kg, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 12 - 13% so với các giống bò địa phương khác.
- Bò Mông (bò H’Mông): có nguồn gốc xuất xứ từ vùng núi cao giữa Việt Nam và Trung Quốc, đƣợc phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ Cao Bằng, Bắc Kạn và Hà Giang. Bò có ba màu lông chủ yếu là đỏ cánh gián, vàng đậm và đen tuyền. Bò đực có u vai to nổi rõ, trường mình, cơ bắp phát triển. Bò đực trưởng thành có trọng lượng từ 450 - 550kg, bò cái từ 220 - 250kg; tỷ lệ thịt xẻ đạt 50 - 55%. Giống bò này có đặc thù sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ, ở vùng núi có độ cao trên 800m so với mực nước biển .
* Các giống bò thịt nhập ngoại: bò Hereford (Anh); bò Santa-Gertrudis (Mỹ); bò Charolais và bò Limousin (Pháp). Ngoài ra còn các giống bò Red
Sindhi, Brahman Sahiwal. Các giống bò ngoại đƣợc nhập chủ yếu là bò đực, mục đích dung để cải tạo giống bò địa phương ở nước ta, tuy nhiên mức độ lai tạo còn thấp. Theo số liệu của Công ty ký thuật truyền giống gia súc Trung ương, 70% tổng đàn bò thịt trong cả nước được chăn nuôi ở các tỉnh trung du và miền núi, trong đó đàn bò thịt lai chỉ chiếm 5 - 10%.
Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có một đơn vị thực hiện chức năng nuôi giữ, sản xuất và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò, đó là Công ty kỹ thuật truyền giống gia súc Trung ƣơng. Công ty có 5 đơn vị thành viên bao gồm: Trung tâm tinh đông lạnh Moncađa (Ba Vì - Hà Nội); Xí nghiệp Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Thanh Ninh (Bỉm Sơn - Thanh Hoá);
Trung tâm Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Vinh (Thành phố Vinh - Nghệ An); Xí nghiệp Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Miền Trung (Nha Trang - Khánh Hoà); Xí nghiệp Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Miền Nam (Quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh).
* Một số mô hình về chăn nuôi bò thịt ở nước ta:
- Mô hình chăn nuôi bò thịt thành phố Hồ Chí Minh: là Công ty có số lƣợng bò và diện tích đất trồng cỏ thâm canh và chăn thả lớn nhất Vịêt Nam.
Công ty giống bò thịt sữa TPHCM có tổng số trên 1.000 ha trồng cỏ, trong đó trên 800 ha trồng cỏ thâm canh để thu cắt và chăn thả luân phiên. Hiện nay Công ty có tổng đàn bò là 3.350 con, trong đó có 910 là bò sữa và 2.440 là bò thịt bao gồm các giống Lai Sind và các giống bò thịt nhập ngoại từ úc nhƣ Brahman, Droughtmaster và Charolais.
Năm 2001 Công ty bắt đầu nhập và nuôi bò thịt thuần ngoại và cá giống cỏ hỗn hợp nuôi bò từ Úc. Công ty đã đúc rút đƣợc kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt :
1) Bò thịt cần chăn thả càng nhiều càng tốt, giúp bò vận động trên bãi chăn, giảm chi phí thức ăn tại chuồng còn tăng thời gian đực tiếp xúc với đàn tăng tỷ lệ đậu thai. Không thả đực và cái trong chuồng bê tông trơn trƣợt hiệu quả thấp và dễ gây tai nạn. Rỉ mật đường, khô dầu bông chỉ cho ăn bổ sung đàn mang thai, nuôi con. Bò cái hậu bị từ 15 tháng tuổi thả chung với bò đực giống đủ tiêu chuẩn.
2) Số lƣợng thức ăn thô xanh và diện tích trồng đồng cỏ là các yếu tố quyết định đến kết qủa chăn nuôi bò thịt. Đồng cỏ chăn thả khi xây dựng nên để lại hoặc trồng cây bóng mát thành hàng hoặc thành cụm để bò nghỉ và tránh nắng.
3) Chuồng trại và máng ăn hợp lý, đầy đủ cho từng con, cho ăn cỏ làm nhiều lần trong ngày, không cho ăn quá nhiều một lần tỷ lệ sử dụng thấp..
4) Tuổi vỗ béo tối ƣu cho bò thịt là từ 12 - 24 tháng tuổi.
5) Chăn nuôi bò thịt ít bệnh, sức đề kháng cao, ít phải can thiệp khi đẻ.
Bê dễ bị viêm khớp vào mùa mƣa khi chuồng ẩm ƣớt, tỷ lệ loại thải 1-2%.
Thực hiện chế độ tiêm phòng định kỳ: tụ huyết trùng và LMLM.
Công ty có đồng cỏ thâm canh cho chăn nuôi: Trên 200 ha cỏ thâm canh cho chăn thả luân phiên bao gòm: Ruzi 132 ha, Signal 120 ha, Panicum 60 ha. Trên 126 ha cỏ thâm canh để cắt và chế biến bao gồm cỏ Voi 73ha năng suất 30 tấn/ha/lứa 35 ngày, cỏ hỗn hợp úc 49 ha có tưới phun, năng suất 350 - 400 tấn/ha và cỏ Styloplus cao đạm trồng đƣợc 4 ha.
- Mô hình chăn nuôi bò thịt của Tổng Công ty cao su Việt Nam:
Để phát huy về thế mạnh về lợi thế lao động, đất đai và nguồn thức ăn thô xanh trên địa bàn, từ năm 2002 Tổng Công ty Cao Su đã có chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát triển chăn nuôi bò để tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho công nhân các Công ty cao su thành viên. Tổng Công ty Cao su Việt Nam đã hình thành một số trại bò giống chăn nuôi tập trung trên 200 bò cái sinh sản tại Lộc Ninh là mô hình cho các Công ty học tập, nhằm sản xuất con giống cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi bò cho công nhân.
Các Trung tâm giống cung cấp các dịch vụ tập huấn đào tạo, tham quan về kỹ thuật chăn nuôi và trồng cỏ nuôi bò cho các kỹ thuật viên và công nhân. Hiện nay 50 người đã được tập huấn đào tạo trong đó có 4 Bác sỹ thú y, 12 kỹ sư chăn nuôi thú y và 33 kỹ thuật viên. Sau 4 năm Tổng Công ty cao su đã có đàn bò 5.000 con trong đó trên 3.000 là bò cái sinh sản với số vốn đầu tƣ trên 32 tỷ đồng. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là theo hộ công nhân, việc giải quyết thức ăn thô xanh chủ động. Các hộ chăn nuôi trồng cỏ thâm canh tổng số trên 150 ha với các giống cỏ Xả, cỏ Voi năng suất 400 - 500 tấn/ha.
Tình hình tiêu thụ bò thịt ở Việt Nam đƣợc thể hiện qua biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.1: Sản lƣợng bò thịt hơi xuất chuồng ở Việt Nam trong những năm qua
Biểu đồ trên cho thấy, nhu cầu tiêu dùng thịt bò trong nước ngày càng cao, hiện nay sản xuất thịt bò trong nước mới chiếm 5,2% tổng sản lượng thịt hơi
(tương đương 0,85kg thịt xẻ/người/năm, chiếm 3,1% tổng sản lượng thịt xẻ), trong khi đó tỷ lệ này của các nước trên thế giới từ 25 - 30%. Số lượng thịt bò
bình quân/người của ta hiện nay rất thấp so với các nước khác trong khu vực:
Trung Quốc 9,8kg /người/ năm, Nhật 9,6 kg, Singapore 18kg và Malaysia 33,7 kg/người/năm. Tiêu thụ thịt bò của Trung Quốc cao gấp 11 lần nước ta hiện nay.
Phát triển chăn nuôi bò thịt tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi đồng thời sử dụng tiềm năng về phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp. Phát triển chăn nuôi bò thịt là một trong những định hướng chiến lược của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020.
Hàng năm nước ta vẫn phải sử dụng khoảng 6,7 triệu USD để nhập các loại thịt cao cấp từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là thịt bò để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và du lịch.
- 50,000.0 100,000.0 150,000.0 200,000.0 250,000.0
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Sản lƣợng thịt lợn xuất chuống (tấn)