Một số giải pháp thúc đẩy chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở thị trấn bắc yên – huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 61 - 68)

- Về Giáo dục:

5.3.3Một số giải pháp thúc đẩy chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt

Từ thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn Thị trấn Bắc Yên cho ta thấy những điểm hạn chế nhƣ cơ cấu giống trong tổng đàn hiện nay chủ yếu là giống bò vàng địa phƣơng năng suất thấp, thiếu thức ăn cho bò trong mùa đông, hệ thống cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối còn hạn chế gây cản trở cho việc tiêu thụ bò thịt... Tôi thấy giải pháp để thay đổi cơ cấu giống trong đàn cần đƣợc trú trọng hàng đầu

5.3.3.1 Thay đổi cơ cấu giống trong đàn

Chất lƣợng giống có ảnh hƣởng trực tiếp tới năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt. Với thực trạng giống bò thịt hiện có của địa phƣơng, phần lớn là giống có năng suất thấp, chính vì vậy giải pháp về giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho quá trình phát triển chăn nuôi bò thịt ở địa phƣơng. Việc cải tạo chất lƣợng giống bò thịt ở Thị trấn Bắc Yên theo hƣớng nâng cao năng suất thịt là giải pháp mang tính chiến lƣợc bền vững, góp phần làm tăng nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn cả về lƣợng và chất.

* Mục tiêu giải pháp về giống

Cải thiện đàn bò thịt hiện đang nuôi dƣỡng tại Thị trấn Bắc Yên theo hƣớng “Mông” hoá - to về tầm vóc, tăng trọng lƣợng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ cao, thích nghi với điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu tại Thị trấn, phù hợp với các hình thức chăn nuôi bò thịt của huyện.

* Cải tạo giống bò thịt hiện tại theo hƣớng “Mông” hoá - Quan điểm về cải tạo đàn bò thịt ở Thị trấn Bắc Yên

thấp, giá thành sản xuất sản phẩm cao. Có hai hƣớng nâng cao đƣợc năng suất chăn nuôi bò thịt ở Bắc Yên: một là, thay thế hoàn toàn các giống cũ bằng các giống mới có năng suất cao phù hợp với địa phƣơng; hai là, cải tạo đàn giống hiện đang nuôi dƣỡng theo hƣớng nâng cao năng suất thịt.

Trong thực trạng chăn nuôi bò thịt hiện nay ở Thị trấn Bắc Yên (có tới 80% là giống bò vàng địa phƣơng), thì việc thay thế tới 80% giống bò hiện đang nuôi dƣỡng bằng giống mới có năng suất cao hơn là không khả thi với một số lý do chính sau: chi phí thay đổi giống cho toàn Thị trấn là rất lớn và không thể giải quyết ngay trong một thời gian ngắn, việc thay đổi còn phụ thuộc vào nguồn cung ứng giống; thêm vào đó, những giống mới đƣợc thay thế cần phải thích nghi đƣợc với điều kiện tự nhiên, và điều kiện chăn nuôi của địa phƣơng.

Nhƣ vậy, cải tạo đàn bò vàng địa phƣơng về tầm vóc và trọng lƣợng là giải pháp phù hợp với đặc điểm chăn nuôi trên địa bàn nhằm nâng cao năng suất trong chăn nuôi bò thịt. Trên địa bàn Thị trấn và những vùng lân cận có giống bò Mông đạt những tiêu chuẩn làm giống và đó cũng là một nguồn gen quý của cả nƣớc nói chung và của huyện nói riêng. Trong thời gian từ nay tới 2020, thực hiện việc cải tạo đàn bò địa phƣơng theo hƣớng “Mông” hoá là giải pháp khả thi nhất.

* Công tác cải tạo đàn bò thịt địa phƣơng theo hƣớng “Mông” hoá: - Thống kê và lựa chọn bò cái sinh sản đủ tiêu chuẩn.

- Bình tuyển bò đực Mông.

- Loại thải các bò không đủ tiêu chuẩn làm giống

- Chỉ sử dụng bò đực Mông đã qua bình tuyển thụ tinh trực tiếp hoặc gián tiếp (thụ tinh nhân tạo) cho số bò cái sinh sản đủ tiêu chuẩn.

Cải tạo giống bò địa phƣơng theo hƣớng “Mông” hoá đƣợc tóm tắt bằng sơ đồ 5.3:

Để quá trình cải tạo đàn bò thịt nhanh và hiệu quả, cần: thành lập hệ thống kỹ thuật viên làm công tác giống ở khắp các xã trên địa bàn huyện; mở lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi bò đực giống và chăm sóc bò cái sinh sản cho hộ chăn nuôi; các kỹ thuật viên làm công tác lấy tinh của những bò đực Mông đạt tiêu

sóc thoả đáng) - Giữ tinh đông lạnh của giống bò đực Mông (nếu cần), sau đó tiến hành thụ tinh nhân tạo cho những bò cái đủ tiêu chuẩn của các hộ dựa trên chu kỳ sinh sản của bò cái và sự ủng hộ từ phía hộ chăn nuôi; thƣờng xuyên mở lớp tập huấn để các hộ chăn nuôi cập nhật kiến thức tiên tiến nhất về chăn nuôi bê đến 24 tháng tuổi, đồng thời bình tuyển những con bò bƣớc vào tuổi trƣởng thành, nếu đạt tiêu chuẩn thì khuyến cáo, có chính sách hỗ trợ hộ để lại làm giống, nếu không đạt tiêu chuẩn, khuyến khích hộ nhanh chóng đƣa vào nuôi nhốt vỗ béo rồi bán.

BÒ CÁI SINH SẢN BÒ CÁI TƠ

Bê cái đƣợc bú sữa Bê đực đƣợc bú sữa Bê cái sinh trƣởng Bê đực sinh trƣởng NUÔI NHỐT

(Vỗ béo trong thời gian 3 tháng)

Hệ thống thu gom địa phƣơng và lái buôn ngoài tỉnh BÒ ĐỰC

MÔNG Lấy tinh

Sơ đồ 5.3: Cải tạo đàn bò địa phƣơng theo hƣớng “Mông” hoá

Chúng tôi dự kiến, nếu thực hiện tốt giải pháp này, đến năm 2020 sẽ cải tạo đƣợc khoảng 60% giống trong đàn.

5.3.3.2 Tăng cường chủ động về thức ăn

Chế biến một số phụ phẩm làm thức ăn cho bò: những công nghệ chế biến này phải đảm bảo đơn giản dễ áp dụng không tốn kém và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Chế biến rơm bằng Urê để làm tăng giá trị dinh dƣỡng cho bò:

Tỷ lệ giữa rơm và thóc thƣờng biến động từ 0,7 : 1 đến 1 : 1. Nhƣ vậy hàng năm trên địa bàn Thị trấn có vài nghìn tấn rơm, đây là một loại phụ phế phẩm nông nghiệp khá lớn cần đƣợc sử dụng có hiệu quả. Nhƣng hiện nay phần lớn rơm bị bỏ lại trên đồng ruộng hoặc đốt thành tro làm phân bón. Rơm chƣa chế biến chứa nhiều chất xơ, rất khó tiêu hoá, nghèo protein, và muối khoáng nên trâu bò không ăn đƣợc nhiều. Để nâng cao giá trị dinh dƣỡng của rơm rạ ngƣời ta đã áp dụng phƣơng pháp chế biến rơm bằng Urê. Ở nƣớc ta giá Urê còn đắt nên Viện chăn nuôi đã cải tiến phƣơng pháp chỉ sử dụng lƣợng Urê thấp, đồng thời bổ sung thêm vôi để chế biến rơm đã thu đƣợc kết quả tốt. Các nhà khoa học Bộ môn nghiên cứu bò Viện Chăn nuôi đã làm thí nghiệm và rút ra kết kuận nhƣ sau:

Trong mùa khô (mùa thiếu thức ăn xanh cho bò) nếu bổ sung rơm ủ Urê và một phần protein nhỏ, bò có thể tăng 400g/ngày.

Khi đầu tƣ thức ăn bổ sung có hàm lƣợng protein và năng lƣợng cho đàn bê lai hƣớng thịt không gây lỗ cho chăn nuôi quảng canh mà lãi suất trên vốn đầu tƣ đạt 11,52 - 47,52 %.

- Áp dụng hệ thống chăn nuôi trồng cây thức ăn dƣới tán cây hoặc hàng rào quanh vƣờn:

Ở Thị trấn bắc Yên có số lƣợng đáng kể về diện tích đất rừng. Lợi dụng cây thức ăn mọc dƣới tán để chăn nuôi đây là phƣơng thức có nhiều ý nghĩa. Cái lợi của phƣơng thức chăn nuôi bò dƣới tán cây là:

+ Bớt cỏ dại trên đất trồng.

+ Tăng giá trị trên một đơn vị diện tích từ sản phẩm của cây và của gia súc.

+ Lợi dụng bóng mát, giảm nhiệt cho gia súc vào mùa nóng.

Trồng một số loại cây họ đậu và cây bụi vừa là cây thức ăn gia súc vừa có tác dụng chống xói mòn và làm giầu dinh dƣỡng cho đất. Ví dụ cây keo dậu là cây đƣợc rất nhiều nƣớc nhiệt đới nghiên cứu và áp dụng , đƣợc coi là cây thức ăn gia súc nhiệt đới lý tƣởng.

- Quy hoạch và sử dụng đất trống, nghèo dinh dƣỡng để trồng một số loại cỏ có năng suất cao nhƣ cỏ voi, cỏ VA 06....

Nếu thực hiện tốt giải pháp này, dự kiến đến 2020 hộ chăn nuôi trên địa bàn sẽ đủ cỏ cho chăn nuôi bò thịt trong cả năm.

5.3.3.3 Tổ chức tốt mạng lưới thị trường

Tiêu thụ bò thịt là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi, là mục tiêu cơ bản quyết định đến sự phát triển chăn nuôi bò thịt, vì vậy tiêu thụ bò thịt và giá bán bò thịt đƣợc mọi ngƣời chăn nuôi quan tâm và là nỗi lo thƣờng xuyên của ngƣời chăn nuôi. Trong cơ chế thị trƣờng, việc phát triển chăn nuôi bò thịt phải tính đến thị trƣờng tiêu thụ ổn định và tiềm năng. Để cùng hộ chăn nuôi tháo gỡ trong tiêu thụ bò thịt, chúng tôi đƣa ra một số giải pháp thị trƣờng nhƣ sau:

- Hoàn thiện mạng lƣới thị trƣờng để giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm bò thịt sản xuất ra: xây dựng và nâng cấp hệ cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối buôn bán trâu bò; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời chăn nuôi, chủ thu gom và các lái buôn ngoài huyện và tỉnh tham gia thị trƣờng bò thịt; tổ chức liên doanh, liên kết giữa ngƣời chăn nuôi, lò mổ, với nhà hàng, siêu thị.

- Nâng cao đƣợc vị thế của ngƣời chăn nuôi khi tham gia thị trƣờng, đáp ứng đƣợc các nhu cầu cho sản xuất: xây dựng đƣợc nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thịt bò Bắc Yên (dựa trên tiêu chuẩn thịt bò Mông) từ đó nhằm nâng cao đƣợc giá trị sản phẩm, giúp ngƣời tiêu dùng sử dụng sản phẩm có chất lƣợng và có thể truy xuất nguồn gốc. Bằng cách: xây dựng đƣợc các nhóm chăn nuôi và

liên kết thành hiệp hội chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt bò Bắc Yên; có một qui trình kỹ thuật chăn nuôi bò lấy thịt theo hƣớng chất lƣợng (tài liệu đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng); có đƣợc nhãn hiệu tập thể trên sản phẩm thịt bò Bắc Yên khi bán tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn tại Sơn la, Hà Nội và các tỉnh thành khác; nhãn hiệu tập thể đƣợc công nhận bởi Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Để bò thịt có thể tiêu thụ tốt, trong tƣơng lai cần phát triển công nghiệp chế biến tại chỗ, mặc dù là rất khó khăn đối với một huyện còn nghèo nhƣ Bắc Yên. Tuy nhiên, đó là một việc hết sức cần thiết và nên làm vì nông nghiệp sẽ khó có thể phát triển nếu nhƣ không phát triển ngành công nghiệp chế biến song song. Nhƣng trƣớc mắt, khuyến khích xây dựng các điểm giết mổ, bán thịt bò tại huyện. Thêm vào đó nên quy hoạch hình thành các điểm thu mua tại các xã, tiến tới hình thành các chợ mua bán trâu bò mà trung tâm các xã đều có 1 điểm tập trung thu gom bò.

5.3.3.4 Các nhóm giải pháp khác

* Phối hợp hài hoà các hình thức chăn nuôi:

- Khuyến khích các hộ áp dụng hình thức chăn nuôi bò bán chăn thả và có bổ sung thêm thức ăn tại chuồng nhằm góp phần tăng quy mô và cải thiện đàn bò thịt ở địa phƣơng.

- Khuyến cáo cho hộ chăn nuôi áp dụng hình thức nuôi nhốt đối với bò loại thải, không đủ tiêu chuẩn làm giống, có độ tuổi trên 24 tháng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho hộ chăn nuôi, và đồng thời sử dụng vốn mua những con giống tốt từ ngoài địa phƣơng làm giống gây dựng quy mô ở hộ góp phần xoá đói giảm nghèo.

* Làm tốt công tác thú y:

- Duy trì tốt mạng lƣới thú y từ huyện đến cơ sở, công tác tiêm phòng định kỳ các bệnh thƣờng gặp.

- Đầu tƣ đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động của mạng lƣới thú y từ huyện đến cơ sở.

cho bò nhằm bảo vệ và nhân rộng nguồn gen giống bò Mông quý của địa phƣơng.

- Thực hiện kiểm dịch nghiêm túc trong vận chuyển và giết mổ gia súc, hạn chế gây ảnh hƣởng đến hoạt động của ngƣời kinh doanh.

- Thực hiện đúng các quy định của pháp lệnh thú y trong công tác kiểm dịch động vật vận chuyển ra - vào địa bàn, nhằm kiểm soát và ngăn chặn bệnh dịch có hiệu quả.

CHƢƠNG VI:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở thị trấn bắc yên – huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 61 - 68)