Thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở thị trấn bắc yên – huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 44 - 49)

- Về Giáo dục:

5.1.2 Thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở các hộ điều tra

5.1.2.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra

a) Quy mô chăn nuôi bò của hộ

- Qua điều tra và thu thập thông tin, tôi thấy phần lớn số hộ chăn nuôi bò thịt có quy mô chăn nuôi nhỏ với quy mô chăn nuôi bình quân là 2,36 con/hộ.

Quy mô chăn nuôi bò thịt của một số hộ đƣợc chọn ngẫu nhiên trên địa bàn Thị trấn đƣợc thể hiện qua bảng 5.5:

Chỉ tiêu Tổng số

Chia theo quy mô (con)

1 2 3 >3 Hộ nuôi bò SL (hộ) 30 1 14 10 5 CC (%) 100 3,3 46,7 33,3 16,7 Trong đó: - Bản phiêng ban I SL (hộ) 10 0 5 3 2 CC (%) 100,00 0 50 30 20 - Bản phiêng ban II SL (hộ) 10 1 6 1 2 CC (%) 100,00 10 60 10 20

- Bản phiêng ban III

SL (hộ) 10 0 3 6 1

CC (%) 100,00 0 30 60 10

Do vốn ít, hạn chế về số lao động, thêm ràng buộc về đất đai mà cụ thể là diện tích trồng cỏ, nên phần lớn các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn chọn quy mô chăn nuôi 2 con để phù hợp với điều kiện họ có đƣợc. Một số hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn thƣờng là những hộ có đủ các điều kiện cần thiết thêm vào đó là sự chăm chỉ, ham muốn làm giàu.

b) Cơ cấu đàn bò thịt ở hộ điều tra

- Cơ cấu các nhóm bò thịt chia theo độ tuổi trong tổng đàn

Theo số liệu điều tra (Bảng 5.6), đàn bò đang nuôi dƣỡng tại Thị trấn Bắc Yên có cơ cấu nhóm từ 1 - 12 tháng tuổi chiếm 15,9% tổng đàn; nhóm từ 13 - 24 tháng tuổi là 57,3%; nhóm từ 25 - 36 tháng tuổi là 23,2% và nhóm trên 36 tháng tuổi là nhóm chiếm cơ cấu ít nhất trong tổng đàn (3,6%).

Hầu hết các hộ chăn nuôi bò đều coi con bò nhƣ một loại tài sản đặc biệt của gia đình, vì bất kỳ khi nào họ cần (gặp rủi ro nhƣ ốm đau, bệnh tật...) họ đều có thể bán lấy tiền trang trải. Chính vì vậy rất ít hộ quan tâm tới vấn đề bán bò vào giai đoạn nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Bảng 5.6: Cơ cấu đàn bò thịt của một số hộ chia theo độ tuổi

Đơn vị điều tra Tổng số Chia ra theo độ tuổi (tháng tuổi) 1 - 12 13 - 24 25 - 36 >36

I - Số lƣợng (con) 82 13 47 19 3

1. Theo một số hộ điều tra

Bản phiêng ban I 10 0 18 6 2

Bản phiêng ban II 10 10 11 6 1

Bản phiêng ban III 10 3 18 7 0

2. Theo dân tộc

- Dân tộc Thái 30 13 47 19 3

II - Cơ cấu (%) 100,00 15,9 57,3 23,2 3,6

- Hình thức chăn nuôi bò thịt và cơ cấu của nó ở các hộ điều tra

Bảng 5.7: Hình thức chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Tổng Bán chăn thả Nuôi nhốt SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Số hộ điều tra hộ 30 100,00 29 96,67 1 3,33 2. Số lƣợng bò con 82 100,00 78 95,12 4 4,88 - Bò vàng địa phƣơng con 78 95,12 78 100 0 0

- Bò Mông con 4 4,88 0 0 4 100,00

Qua bảng 5.7 ta thấy: trong 90 hộ điều tra có 82 con bò, 29 hộ áp dụng hình thức bán chăn thả (chiếm 96,67 số hộ) ứng với 78 con bò (chiếm 95,72% số bò), còn lại 01 hộ áp dụng hình thức nuôi nhốt (chiếm 3,33% số hộ) tƣơng ứng với 4 con bò (chiếm 4,88% số bò). Ở hình thức bán chăn thả, số lƣợng bò vàng địa phƣơng chiếm cơ cấu cao nhất (95,12% lƣợng bò); ngƣợc lại, ở hình thức nuôi nhốt, giống bò Mông chiếm cơ cấu cao nhất (100% lƣợng bò). Theo nhận định chủ quan của hộ duy nhất áp dụng hình thức nuôi nhốt thì trong các giống bò, giống bò Mông rất phù hợp với hình thức nuôi nhốt và mang lại lợi

nhuận hơn cả.

Thực tế cho thấy, hiện nay những hộ áp dụng hình thức bán chăn thả thì sẽ không áp dụng hình thức nuôi nhốt( trừ những ngày đông giá buốt, nhiệt độ trên địa bàn thị trấn xuống dƣới 10°C và nhiều sƣơng muối) ; có hộ đã áp dụng hình thức nuôi nhốt thì kèm theo áp dụng hình thức bán chăn thả. Nguyên nhân chính là do hộ chăn nuôi có lƣợng vốn nhỏ, những nguồn lực khác bị hạn chế.

c) Mục đích chăn nuôi bò của các hộ

Nhằm đánh giá trình độ chăn nuôi và mức độ đầu tƣ cho chăn nuôi bò của các hộ khác nhau tôi đã tiến hành điều tra mục đích chăn nuôi bò của hộ, kết quả đƣợc là 100% các hộ điều tra đều nuôi bò với mục đích cho bò sinh sản – bán thịt

Nhận xét:

Nhƣ đã khẳng định ngay từ đầu, mục đích chính trong chăn nuôi bò của hộ trên địa bàn huyện là chăn nuôi bò là sinh sản và bán thịt, không có hộ nào chăn nuôi bò sữa. Trong chăn nuôi bò của các hộ có 100% số bò đƣợc nuôi theo mục đích sinh sản để gây dựng, gia tăng quy mô rồi sau cùng mới bán; không có con bò thịt nào đƣợc hộ chăn nuôi tận dụng sữa; Điều đó cho ta thấy rõ, chăn nuôi bò thịt trên đị bàn thị trấn đã có bƣớc chuyển mình sang chăn nuôi bò theo hƣớng hàng hoá, không nhƣ việc chăn thả tự do nhƣ trƣớc đây, việc chăn nuôi bò để lấy sức cày kéo chỉ là tận dụng.

d) Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi bò thịt

Qua điều tra cho thấy thức ăn cho bò chủ yếu là cỏ tự nhiên 60% tổng lƣợng thức ăn thô xanh; 40% còn lại là cỏ trồng (cỏ Voi, cây chuối, lá mía). Mỗi năm có 4 tháng hộ chăn nuôi thiếu cỏ xanh cho bò, biện pháp khắc phục hiện nay chủ yếu vẫn là sử dụng rơm, dạ, vỏ bắp và trồng cỏ voi làm thức ăn cho bò trong vụ đông.

e) Hệ thống chuồng trại

Qua điều tra, chúng tôi thấy: 100% số hộ chăn nuôi bò đều có một chuồng/hộ với nhiều mức giá trị và giá trị sử dụng, có thể phân loại chuồng ra làm 3 loại nhƣ sau:

- Chuồng tạm: đƣợc dựng lên từ những vật liệu nhƣ gỗ tạp (gỗ xấu, gỗ tận cũ tận dụng) kết hợp với tre nứa và tấm lợp proximăng hoặc cỏ ranh..., chuồng có giá trị dƣới 400 nghìn đồng, thời gian sử dụng dƣới 5 năm.

- Chuồng bán kiên cố: đƣợc dựng lên từ những vật liệu tƣơng đối chắc chắn, có giá trị từ 1 - 6 triệu đồng, thời gian sử dụng từ 5 đến 16 năm.

Kết quả điều tra đƣợc thể hiện trong bảng 4.7:

Bảng 5.8: Số lƣợng chuồng trại của các dân tộc theo giá trị

Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tổng số chuồng (chuồng) Loại chuồng < 1 triệu 1 - 5 triệu > 5 triệu I - Tổng số 30 30 11 17 2 - Dân tộc Thái 30 30 11 17 2 II - Cơ cấu (%) - 100,00 36,67 56,67 6,67

Dựa vào số liệu của bảng 5.8 ta thấy: chuồng trại của các hộ chăn nuôi bò trên địa thị trấn đa số là bán kiên cố có giá trị từ 1 - 5 triệu đồng (chiếm 56,67%), sau đó là chuồng tạm có giá trị dƣới 1 triệu đồng (chiếm 36,67%), còn lại 6,67% là chuồng đƣợc dựng kiên cố với giá trị trên 5 triệu đồng.

Tính bình quân cho 1 chuồng chăn nuôi bò của hộ chăn nuôi trên địa bàn khoảng 2 triệu đồng, với thời gian sử dụng khoảng 9 năm. Mỗi chuồng nuôi rộng khoảng 10 - 30m2, nuôi đƣợc khoảng 4 - 6 con bò.

5.1.2.2 Tình hình tiêu thụ bò thịt ở các hộ điều tra

a) Các tác nhân tham gia vào quá trình tiêu thụ bò thịt trên địa bàn thị trấn

* Ngƣời chăn nuôi bò trên địa bàn đóng vai trò vừa là “ngƣời sản xuất” vừa là ngƣời bán và đồng thời cũng vừa là ngƣời mua bò.

* Hệ thống thu gom địa phƣơng (trên địa bàn thị trấn Bắc Yên) chƣa có , bò bán ra chủ yếu là cho các lái buôn, số lƣợng bò đƣợc bán ra để tiêu thụ ở chợ trung tâm là rất ít chỉ chiếm khoảng 10%.

- Trên địa bàn thị trấn có khoảng 5 chủ thu gom nhỏ. Đặc điểm của những chủ thu gom nhỏ là đi mua bò từ các thôn bản trong huyện và ngoài huyện với số lƣợng thu gom từ 2 - 5 con, mang về nhà nuôi 5 - 10 ngày sau đó mang ra chợ hoặc các điểm thu gom bán cho các lái buôn ngoại huyện (chiếm 80% tổng số bò họ mua) số bò còn lại họ có thể mổ bán chiếm 20%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở thị trấn bắc yên – huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)