KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở thị trấn bắc yên – huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 68 - 71)

- Về Giáo dục:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

6.1 Kết luận

Qua nghiên cứu về tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn Thị trấn Bắc Yên, tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đã khái quát đƣợc vai trò, đặc điểm của chăn nuôi bò thịt và những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của nó; chỉ ra kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt của các nƣớc trên thế giới và bài học cho Việt Nam; đƣa ra hai mô hình về chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam.

2. Đã đánh giá thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn và xác định đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng.

- Tốc độ phát triển đàn bò thịt trên địa bàn Thị Trấn Bắc Yên trong những năm gần đây còn chậm, quy mô chăn nuôi của hộ trên địa bàn nhỏ lẻ.

- Năng suất chăn nuôi bò thịt ở huyện còn thấp, nguyên nhân là:

+ Giống bò vàng địa phƣơng chiếm tỷ lệ cao trong tổng đàn bò, làm cho năng suất chăn nuôi gặp nhiều hạn chế. Giống bò Mông là giống bò có thể trạng tầm vóc tƣơng đối lớn, thích nghi với điều kiện sống và phù hợp với các hình thức chăn nuôi ở địa phƣơng, cần đƣợc bảo tồn và nhân rộng.

+ Hộ chăn nuôi áp dụng các hình thức chăn nuôi chƣa phù hợp, chủ yếu là áp dụng hình thức bán chăn thả.

Đa số các hộ áp dụng hình thức bán chăn thả (chiếm khoảng 100%). Chi phí chuông nuôi thấp

- Mạng lƣới thú y chƣa hoàn chỉnh, cần đƣợc duy trì và tổ chức tốt hơn nữa.

- Chƣa có những điểm tập kết, thu mua bò.

3. Để thúc đẩy quá trình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện phát triển, các hộ chăn nuôi cần áp dụng đồng bộ các giải pháp nhƣ thay đổi cơ cấu giống trong đàn, tăng cƣờng chủ động về thức ăn, tổ chức tốt mạng lƣới thị trƣờng, phối hợp hài hoà các hình thức chăn nuôi và làm tốt hơn nữa về công tác thú y.

6.2 Kiến nghị

* Đối với Nhà nước:

- Chính sách đầu tƣ: cần ƣu tiên đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chăn nuôi sẽ giúp cho các quá trình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đến hộ chăn nuôi đƣợc nhanh chóng, thuận tiện, tạo điều kiện hình thành và ổn định mạng lƣới dịch vụ phục vụ cho quá trình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn.

- Chính sách tín dụng: tiếp tục tạo điều kiện cho ngƣời chăn nuôi bò thịt vay vốn ƣu đãi, không có lãi xuất để phát triển đàn bò với thời gian cho vay dài (ít nhất là 5 năm), hạn mức vay phù hợp với năng lực và quy mô chăn nuôi bò mà hộ có thể.

- Chính sách đất đai: khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuê đất trống và đồi núi trọc để phát triển chăn nuôi bò thịt.

* Đối với chính quyền địa phương:

- Tạo điều tốt nhất để ngƣời chăn nuôi, các chủ thu gom, lò mổ kết hợp đƣợc với nhà hàng, siêu thị lớn nhằm giúp họ tìm kiếm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ ổn định và bền vững.

- Nhanh chóng đầu tƣ hệ thống cơ sở hạ tầng ở các chợ đầu mối nhằm tạo điều kiện tốt cho việc tiêu thụ bò thịt gặp thuận lợi nhất.

- Tổ chức và quản lý tốt mạng lƣới thú y nhằm nhân rộng giống bò mông nhanh chóng, có hiệu quả; đồng thời làm tốt công tác kiểm dịch, hạn chế thấp nhất sự lây lan dịch bệnh từ bên trong cũng nhƣ bên ngoài.

* Đối với người chăn nuôi:

- Mỗi ngƣời chăn nuôi đều cần có ý thức gìn giữ và chăm sóc tốt những con giống tốt, đặc biệt là giống bò Mông làm cơ sở nhân rộng giống tốt, góp phần thực hiện giải pháp “Mông” hoá đàn bò.

và kỹ thuật nuôi nhốt của dân tộc Mông nói riêng.

- Quan tâm công tác cải tạo, trồng mới cỏ và đồng thời chú ý tới khâu chế biến, bảo quản giải quyết thức ăn cho bò thịt trong mùa đông.

- Luôn ủng hộ, tuân thủ mọi kế hoạch, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc và Chính quyền địa phƣơng về phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở thị trấn bắc yên – huyện bắc yên – tỉnh sơn la (Trang 68 - 71)