Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2011-2013 thông

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp dầu khí Toàn Cầu.PDF (Trang 41 - 47)

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ TOÀN CẦU

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần xây lắp dầu khí toàn cầu

2.2.1. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2011-2013 thông

Qua Phụ lục 1, ta thấy được tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của công ty có sự biến động không lớn qua các năm.

Thu thập thông tin

Đấu thầu và ký hợp

đồng

Thi công công trình

Bàn giao nghiệm

thu

Bảo hành công trình

Cơ cấu tài sản 2.2.1.1

Cơ cấu tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Để tìm hiểu về tình hình cơ cấu tài sản của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 thông qua tỷ trọng của tài sản dài hạn và ngắn hạn trong tổng tài sản ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản của công ty

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Dựa vào phụ lục 1 và biểu đồ cơ cấu tài sản của công ty, ta nhận thấy được TSDH luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn TSNH trong giai đoạn 2011 - 2013, đều chiếm dưới 50% tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ trọng TSNH và TSDH luôn có xu hướng đối lập nhau trong cơ cấu tài sản. Năm 2011, TSNH chiếm 78,1% trong cơ cấu tài sản và giảm xuống 76% năm 2012, tăng nhẹ năm 2013 là 77,8% nhưng không bằng mức tỷ trọng năm 2011. Ngược lại, TSDH của công ty có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2012 tăng 6% tương ứng tăng 416 triệu đồng so với năm 2011 nhưng rồi lại giảm vào năm 2013 chỉ chiếm 22,2% trong cơ cấu tài sản nhưng mức giảm này vẫn cao hơn so với tỷ trọng năm 2011. Để làm rõ tại sao có sự biến động về xu hướng các thành phần trong cơ cấu tài sản như vậy chúng ta cùng đi phân tích cụ thể thông qua bảng số liệu dưới đây:

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2011

2012

2013 78.1%

76.0%

77.8%

21.9%

24.0% 22.2%

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

33

Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2012 - 2013

Giá trị % Giá trị %

TỔNG TÀI SẢN 1.046 (3,3) 1.412 4,6

I. TÀI SẢN NGẮN HẠN (1.462) (5,9) 1.624 7

II. TÀI SẢN DÀI HẠN 416 6 (212) (2,9)

(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) Tài sản ngắn hạn

Trong tổng tài sản của công ty, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2011 tỷ trọng TSNH chiếm 78,1%, con số này giảm còn 76% trong năm 2012, giảm 1.462 triệu đồng tương ứng giảm 5,9% so với năm 2011. Năm 2012, TSNH của DN giảm so với 2011 là do nền kinh tế đang gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, DN thực hiện chính sách thu hẹp hoạt động kinh doanh đối với các công trình phúc lợi có nguồn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước. Đến năm 2013, TSNH tăng 7%

tương ứng tăng 1.624 triệu đồng so với năm 2012 do công ty đã ký kết thêm được nhiều dự án mới và hàng tồn kho là các công trình xây lắp đã thực hiện xong nhưng do vướng mắc về hồ sơ nên chưa quyết toán được với chủ đầu tư, hành tồn kho tăng 5,9%

tương ứng tăng 231 triệu đồng so với năm 2012, chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn. Công ty cần phải nhanh chóng giải quyết không để tình trạng chiếm dụng vốn nhiều. TSNH tăng lên sẽ giúp cho DN thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện dự án rất phù hợp khi doanh nghiệp là công ty xây dựng.

Tài sản dài hạn Tài sản cố định

Tài sản cố dịnh có xu hướng tăng năm 2012 và giảm vào năm 2013. So với năm 2011, năm 2012 TSCĐ đã tăng 416 triệu đồng tương ứng tăng 6% do công ty có mua thêm hai ô tô tải phục vụ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu tới các công trình và mua thêm một số trang thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho công trình, cho thuê hoạt động nhưng đến năm 2013 TSCĐ giảm 537 triệu đồng tương ứng giảm 7,4%.

Nguyên nhân giảm là do trong năm 2013 công ty không có đầu tư thêm TSCĐ nào khác mà chỉ tiến hành trích khấu hao cho tài sản cố định của công ty. Để hiểu kỹ hơn chúng ta đi sâu vào phân tích nguyên giá TSCĐ và khấu hao lũy kế tài sản. Nguyên giá của TSCĐ năm 2012 tăng 1.319 triệu đồng tương ứng tăng 16,8% so với năm

2011, điều này cũng dễ hiểu vì công ty có đầu tư mua thêm máy móc thiết bị mới, phương tiện phục vụ cho công trình chứng tỏ doanh nghiệp đang đi đúng hướng như vậy sẽ làm tăng quy mô đầu tư của công ty. Đến năm 2013, nguyên giá của TSCĐ không thay đổi chứng tỏ công ty không có đầu tư thêm TSCĐ. Trong khi đó năm 2012 khấu hao lũy kế của tài sản cố định tăng khá nhanh tăng 92,7% so với 2011, năm 2013 tăng 28,6% so với năm 2012 giúp công ty rút ngắn thời gian thu hồi vốn nhanh chóng, tăng lượng vốn lưu động hoạt động, sử dụng được tối đa công suất tài sản.

Tài sản dài hạn khác

Trong hai năm 2011 và 2012, công ty không có khoản tài sản dài hạn khác. Năm 2013, tài sản dài hạn khác của công ty tăng 100% tương ứng tăng 326 triệu đồng so với năm 2012. Việc tăng đột biến tài sản dài hạn là do công ty làm ăn ngày càng hiệu quả có nhu cầu mở rộng kinh doanh khiến công ty cần nhiều các tài sản thuê hoạt động (máy trộn bê tông, máy phát điện, máy xúc,…) phục vụ cho tiến độ thi công công trình và cũng để gia tăng uy tín với các nhà cung cấp (Công ty Đầu tư và xây dựng Licogi Số 2) khi chi phí trả trước của công ty đã tăng lên.

Thông qua số liệu và phân tích tài sản ở trên ta thấy được TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của DN. Có sự chênh lệch như vậy là do tính chất ngành nghề của công ty là công ty xây dựng, tài sản cố định của công ty chủ yếu là tài sản đi thuê hoạt động.

35 Cơ cấu nguồn vốn

2.2.1.2

Cơ cấu nguồn vốn của công ty được thể hiện thông qua biểu đồ và bảng sau đây:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty

(Nguồn: bảng cân đối kế toán) Dựa vào phụ lục 1 và biểu đồ cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2011-2013 ta thấy tổng nợ và tổng nguồn vốn của công ty chiếm tỷ trọng gần ngang nhau. Tỷ trọng nợ có xu hướng biến động không đều qua các năm, tỷ trọng nợ năm 2012 là 47,6% giảm 3,8% so với năm 2011, năm 2013 tỷ trọng nợ tăng nhẹ 0,5%

so với năm 2012. Tỷ trọng nợ của công ty tăng lên vào năm 2013 chủ yếu là do khoản nợ dài hạn phát sinh vào năm 2013 với tỷ trọng 6,2% trong cơ cấu nguồn vốn làm nợ ngăn hạn của công ty có xu hướng giảm nhẹ năm 2013 còn 41,9% tức là giảm 5,7% so với năm 2012. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2011 là 48,6% tăng lên 3,8% năm 2012 và giảm nhẹ 0,5% năm 2013. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta đi phân tích từng khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn của công ty để xem công ty có sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý hay không?

Dưới đây là bảng cơ cấu nguồn vốn đầy đủ các khoản mục từ năm 2011 đến năm 2013:

51.4% 47.6% 41.9%

0.0% 0.0% 6.2%

48.6% 52.4% 51.9%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2011 2012 2013

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu

Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2012 - 2013

Giá trị % Giá trị %

TỔNG NGUỒN VỐN (1.046) (3,3) 1.412 4,6

A - NỢ PHẢI TRẢ (1.689) (10,4) 840 5,8

I. Nợ ngắn hạn (1.689) (10,4) (1.125) (7,8)

1. Phải trả người bán (460) (4,7) (2.038) (21,7)

2.Người mua trả tiền trước (272) (54,1) 2.410 1045,1

3. Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước (958) (16,4) (1.497) (30,7)

II. Nợ dài hạn - 0 1.964 100,0

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 643 4,2 572 3,6

I. Vốn chủ sở hữu 643 4,2 572 3,6

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 0 0,0 0 0,0

2. Thặng dư vốn cổ phần 663 261,1 (213) (23,2)

3. Lợi nhuận chưa phân phối (20) (3) 785 122,1

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Tình hình nguồn vốn của công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2012, tổng nguồn vốn có xu hướng giảm 1.046 triệu đồng tương đương giảm 3,3% so với năm 2011 nguyên nhân chủ yếu là do khoảng thời gian này nợ phải trả giảm mạnh giảm đến 10,4% tương ứng giảm 1.689 triệu đồng so với năm 2011. Hơn nữa, tỷ trọng nợ phải trả chiếm tương đối cao trong cơ cấu nguồn vốn: năm 2011 chiếm 51,4% có xu hướng giảm vào năm 2012 là 47,6% và 48,1% vào năm 2013. Điều này cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả, trả được các khoản nợ cũng như có phần lợi nhuận để lại lớn. Tuy có sự tăng giảm không đều qua các năm nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao. Điều này chứng tỏ công ty đang bị lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ năm 2011 đến năm 2012 nợ phải trả giảm là do nợ ngắn hạn giảm mạnh giảm 10,4% tương đương giảm 1.689 triệu đồng do công ty đã trả bớt các khoản phải nộp đối với nhà nước; bên cạnh đó, các khoản

37

2013, người ta thấy rằng có sự chuyển biến rõ rệt nợ phải trả đã tăng. Cụ thể, tăng 840 triệu đồng tương ứng tăng 5,8% so với năm 2012. Sở dĩ có sự chuyển biến như vậy là do có sự xuất hiện của khoản nợ dài hạn chiếm 6,2% trên tổng cơ cấu nguồn vốn.

Nguyên nhân nợ dài hạn tăng là do công ty vay nợ từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần công thương Việt Nam để thực hiện chi trả trước cho các nhà cung cấp góp phần vào việc tăng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Trong hai năm 2011, năm 2012 công ty không có các khoản nợ dài hạn, do nền kinh tế khó khăn việc ký kết các hợp đồng mới gặp nhiều khó khăn; bên cạnh đó lãi suất cao, công ty e dè trong việc vay nợ. Tuy nhiên, nếu khoản nợ phải trả tiếp tục tăng trong các năm tới cũng sẽ là một vấn đề khiến công ty phải cân nhắc khi chịu sức ép về kỳ trả nợ, chi phí lãi vay, dễ mất uy tín nếu không thanh toán đúng hạn, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn.

Một yếu tố cũng góp phần không nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn đó chính là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể, năm 2011 chiếm 48,6%, năm 2012 và 2013 lần lượt chiếm 52,4%

và 51,9%. Trong giai đoạn 2011 – 2013, công ty không bổ sung thêm vốn điều lệ để mở rộng sản xuất kinh doanh mà chủ yếu sử dụng vốn vay và phần lợi nhuận để lại của công ty qua các năm. Lợi nhuận chưa phân phối giảm vào năm 2012 và tăng vào năm 2013, sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông, phần còn lại công ty sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2011 lợi nhuận giữ lại là 663 triệu đồng, năm 2012 là 643 triệu đồng, năm 2013 là 1.428 triệu đồng; khiến cho VCSH của công ty tăng cao trong giai đoạn 2011 – 2013. Điều này chứng tỏ công ty đang làm ăn hiệu quả và hoàn toàn có khả năng tư chủ tài chính.

Như vậy, qua phân tích tình hình nguồn vốn của công ty Cổ phần xây lắp dầu khí toàn cầu ta thấy công ty chủ yếu sử dụng nguồn VCSH để tài trợ cho tài sản, nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp hơn sơ với nguồn VCSH. Điều này cho thấy công ty ngày càng tự chủ trong tài chính.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp dầu khí Toàn Cầu.PDF (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)