Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp dầu khí Toàn Cầu.PDF (Trang 63 - 70)

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ TOÀN CẦU

2.4 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp

Như đã trình bày ở chương I, hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp: các hệ số thanh toán, vốn lưu động ròng, tốc độ luân chuyển vốn lưu động; mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ; hệ số đảm nhiệm VLĐ… Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty, ta không thể không tính toán cụ thể các chỉ tiêu này của công ty.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 2.4.1.1

Đây là những chỉ tiêu được nhà đầu tư rất quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp NVL..Họ luôn đặt ra câu hỏi, liệu doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn không? Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của hoạt động tài chính. Nếu doanh nghiệp ít công nợ, khả năng thanh toán dồi đào, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn thì đó là doanh nghiệp có chất lượng hoạt động tài chính cao và tình hình tài chính lành mạnh. Ngược lại hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, công nợ phải thu, phải trả dây dưa, kéo dài, doanh nghiệp luôn luôn rơi vào tình tạng bị động và bị nguy cơ phá sản đe dọa. Nhóm chỉ tiêu này để đánh giá tiềm lực tài chính của DN thông qua

khả năng trả nợ (hay khả năng thanh toán) dựa trên ba chỉ tiêu quan trọng: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời. Dưới đây là bảng các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty và của ngành qua ba năm dựa vào phụ lục 4:

Bảng 2.7.Chỉ số khả năng thanh toán trong giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm

2011 2012 2013 Chỉ số thanh toán hiện hành

Công ty Lần 1,52 1,60 1,85

TB ngành Lần 1,16 1,13 1,11

Chỉ số thanh toán nhanh

Công ty Lần 1,25 1,33 1,54

TB ngành Lần 0,67 0,67 0,66

Chỉ số thanh toán tức thời

Công ty Lần 0,22 0,27 0,42

TB ngành Lần 0,09 0,08 0,11

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành: phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn của các TSLĐ thành tiền để chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2013. Trong năm 2011, 2012, 2013 tỷ số này lần lượt là 1,52; 1,60; 1,85 có nghĩa là trong những năm này một đồng nợ ngắn hạn được công ty đảm bảo thanh toán lần lượt bằng 1,52; 1,60; 1,85 đồng tài sản lưu động. Năm 2012 chỉ số thanh toán hiện hành tăng 0,08 lần so với năm 2011.

Do tốc độ giảm của tài sản lưu động (giảm 5,9% so với năm 2011 – Phụ lục 1) nhỏ hơn so với nợ ngắn hạn (giảm 10,4% so với năm 2011 – Phụ lục 1) trong hai năm.

Năm 2013 chỉ số thanh toán hiện hành tăng 0,25 lần tương ứng tăng 15,63% so với năm 2012 do tài sản lưu động tăng 7% còn nợ ngắn hạn có xu hướng giảm 7,8%.

Trong giai đoạn 2011-2013 khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản lưu động của công ty cao hơn so với nợ ngắn hạn hay nói cách khác công ty vẫn đảm bảo trả được nợ ngắn hạn và chưa đến mức lâm vào cảnh không thể xoay sở trong trường hợp tất cả các khoản nợ ngắn hạn đều đến hạn trả. Chứng tỏ công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán ngắn hạn của mình. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng cao càng tốt, vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị phụ thuộc vào TSLĐ quá nhiều và như vậy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

55

quản lý chặt chẽ việc dự trữ TSLĐ một cách hợp lý, tránh bị ứ đọng vốn, mất chi phí dự trữ và gây tình trạng lãng phí nguyên liệu trong quá trình sử dụng. Đồ thị dưới đây sẽ là sự so sánh giữa công ty và ngành xây dựng về khả năng thanh toán hiện hành:

Biểu đồ 2.9. Khả năng thanh toán hiện hành

(Đơn vị: Lần)

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp) Khi so sánh giữa tỷ số thanh toán hiện hành của công ty với chỉ số trung bình ngành xây dựng thì điều dễ dàng nhận thấy là qua ba năm, tỷ số của công ty luôn cao hơn so với chỉ số bình quân ngành. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty tốt hơn nhiều doanh nghiệp cùng ngành khác. Nếu đứng trên phương diện của nhà cung cấp vốn như ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì công ty dễ dàng thuyết phục các tổ chức này cho vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, còn đối với các đối tác bán hàng hóa hay nguyên vật liệu cho công ty sẽ đồng ý chấp nhận bán trả chậm cho công ty mà không cần diều kiện hay phải có sự bảo lãnh. Và đây cũng là một trong những lí do khiến cho chi phí lãi vay của công ty ở mức thấp.

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán hiện hành của DN, được xác định bằng TSLĐ trừ đi hàng tồn kho và chia cho nợ ngắn hạn. Chỉ số thanh toán nhanh trong ba năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 1,25; 1,33;

1,54 lần. Có nghĩa là trong các năm này 1 dồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo thanh toán lần lượt bằng 1,25; 1,33; 1,54 đồng tài sản có khả năng chuyển thành tiền mặt nhanh. Trong giai đoạn 2011-2013 thì tỷ số thanh toán nhanh của công ty đều lớn hơn 1, điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động có tính thanh khoản nhanh của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn hay nói cách khác là tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp đủ để đảm bảo để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn khi mà

1.52 1.60

1.85

1.16 1.13 1.11

0 0.5 1 1.5 2

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Công ty

Trung bình ngành

các chủ nợ cùng đòi tiền cùng một lúc. Chỉ số thanh toán nhanh của công ty có xu hướng tăng qua ba năm và đều lớn hơn 1 là do năm 2012 tốc độ giảm của hàng tồn kho (giảm 10,5%) nhanh hơn so với TSLĐ (giảm 5,9%) so với năm 2011. Tuy nhiên, sang năm 2013 TSLĐ tăng với tốc độ lớn hơn so với hàng tồn kho, trong khi nợ ngắn hạn của công ty giảm qua các năm. Mức giảm tương đối so với chỉ tiêu trên là phần DN dự trữ lượng hàng tồn kho. Cũng giống như chỉ số thanh toán hiện hành thì chỉ số thanh toán nhanh của công ty trong ba năm đều cao hơn so với chỉ số thanh toán nhanh trung bình của ngành xây dựng tương đương gần gấp đôi chỉ số của ngành. Điều này cho thấy uy tín của công ty trong con mắt nhà đầu tư, đối tác rất tốt. Hệ số này cao chủ yếu là do hàng tồn kho của công ty nhỏ, TSLĐ lại lớn. DN cần phải có biện pháp quản lý TSLĐ, hàng tốn kho hợp lý để tránh ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN.

Khả năng thanh toán tức thời

Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh chưa bộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đứng trên phương diện nhà đầu tư, người cho vay thì họ đặt ra câu hỏi: nếu tất cả các khoản nợ ngắn hạn yêu cầu được thanh toán ngay thì doanh nghiệp liệu có đáp ứng được không? Chính vì thế chỉ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ số mà doanh nghiệp quan tâm.

Biểu đồ 2.10. Khả năng thanh toán tức thời

(Đơn vị: Lần)

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp) Khả năng thanh toán tức thời: hệ số này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả. Năm 2011, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,22 lần, năm 2012 hệ số này tăng lên đạt 0,27 lần.

Năm 2013, khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,42 lần cao hơn 0,31 lần so với 0.22

0.27

0.42

0.09 0.08 0.11

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Công ty

Trung bình ngành

57

trung bình ngành. Điều này cho thấy công ty dự trữ tiền mặt khá cao, khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo hơn so với các DN khác cùng ngành. Đối với DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì hệ số này là phù hợp do DN chỉ thu được hết tiền khi đã hoàn thành và bàn giao công trình.

Tóm lại, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty đạt mức an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Chênh lệch giữa hệ số thanh toán nợ hiện hành và hệ số thanh toán nhanh ở mức vừa phải, cho thấy doanh nghiệp dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tuy nhiên doanh nghiệp cần chú ý quản lý các khoản phải thu cho hợp lý tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Nhìn chung, các hệ số thanh toán của công ty khá tốt, điều này cho thấy doanh nghiệp sẽ ngày càng tạo được uy tín đối với các nhà cung cấp.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời 2.4.1.2

Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đồng thời đây cũng là nguồn thông tin quan trọng để các nhà quản lý đưa ra quyết định về tài chính trong tương lai. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời bao gồm 3 chỉ số: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời của công ty

(Đơn vị: %)

Chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2012-2011

Chênh lệch 2013-2012

ROS 1,20 1,36 8,66 0,16 7,30

ROA 2,10 2,11 18,60 0,01 16,49

ROE 4,33 4,03 35,85 (0,30) 31,82

(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu trong giai đoạn 2011-2013 có xu hướng tăng lên.

Năm 2011 ROS là 1,2% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần mang lại 1,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 lên đến 1,36% và năm 2013 ROS tăng 6,4 lần so với năm 2012. Chỉ số này của công ty khá cao, ngày một tăng mạnh. Tăng tỷ suất sinh lời là do năm 2012 doanh thu của công ty giảm với tốc độ 14,1% nhanh hơn so với tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế giảm 3% là vì năm 2012 tình hình kinh tế suy giảm, công ty không ký kết được nhiều hợp đồng, khiến cho doanh thu công ty giảm xuống. Mặt khác công ty lại mất một khoản chi phí khi nhập một lô hàng đèn LED về phục vụ

công trình. Điều đó làm lợi nhuận lợi nhuận của công ty giảm xuống, doanh thu giảm xuống khiến tỷ suất sinh lời tăng. Sang năm 2013, tỷ suất sinh lời trên doanh thu tiếp tục tăng là do lợi nhuận sau thuế tăng với tốc độ (821,8% - Phụ lục 2) lớn hơn so với doanh thu (44,4% - Phụ lục 2) làm cho tỷ suất sinh lời tăng cao. Năm 2013 tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng cho thấy công ty quản lý tốt các khoản phải thu. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được khả năng cân đối hợp lý giữa doanh thu và chi phí trong kì làm khả năng sinh lời trên doanh thu tăng. Chỉ tiêu ROS của công ty tăng trong giai đoạn 2011 – 2013 cho thấy công ty trong giai đoạn này hoạt động kinh doanh sản xuất có hiệu quả. Bởi vì công ty đã có những chính sách mới để nâng cao chất lượng dịch vụ như cung cấp cho khách hàng thiết bị điện dân dụng đi kèm các công trình và còn mở rộng kinh doanh ra các vùng lân cận.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Trong 3 năm vừa qua, thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của công ty có xu hướng tăng mạnh. Nếu như năm 2011, ROA của công ty là 2,10%, tức là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 2,10 đồng lợi nhuận, thì sang năm 2012 con số này tăng nhẹ lên 2,11% và năm 2013 tăng mạnh đạt 8,66% tức là đã tăng 310,4% so với năm 2012. Có sự gia tăng như vậy là do năm 2012 công ty có đầu tư mua thêm một số thiết bị, máy móc phục vụ cho công trình nhưng do tình hình nền kinh tế đang suy thoái công ty không ký kết được thêm hợp đồng dẫn đến các tài sản mới mua chưa phát huy được hết hiệu quả sản xuất vì vậy lợi nhuận mang lại thấp. Nhưng sang năm tiếp theo 2013 công ty đã mở rộng kinh doanh, ký kết thêm nhiều hợp đồng mang lại doanh thu lướn, các tài sản này được khai thác hiệu quả hơn và dĩ nhiên lợi nhuận mang lại cao hơn so với năm trước. Điều này chứng tỏ khả năng quản lý đầu tư vào tài sản của công ty rất tốt.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên VCSH đạt được là 4,33%, năm 2012 giảm xuống còn 4,03%. Năm 2012 có sự giảm sút như vậy là do tài sản của công ty giảm một mức 1.046 triệu đồng so với năm 2011 (do công ty thu hẹp hoạt động kinh doanh các khoản phải thu ngắn hạn giảm) nên dẫn đến tổng tài sản trên VCSH giảm một lượng kéo theo sự giảm sút của ROE. Năm 2013, tỷ suất sinh lời trên VCSH tăng lên đến 35,85%, do khả năng quản lý của công ty đạt hiệu quả cao, đồng thời chỉ tiêu ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản đạt mức tăng đáng kể làm cho ROE tăng mạnh. Nhìn chung, VCSH của công ty ở mức cao đảm bảo tính tự chủ cho công ty.

Để đánh giá một cách đúng đán hơn về khả năng sinh lời của công ty, ta tính hai chỉ số ROA và ROE theo phương pháp Dupont:

59 (

) ( )

ROA năm 2011 ROA năm 2012 ROA năm 2013

ROE năm 2011=

ROE năm 2012=

ROE năm 2012=

Như vậy, chỉ số ROA và ROE tính theo phương pháp Dupont bằng với kết quả của cách tính thông thường. ROA của công ty trong năm 2012 đã tăng lên là do ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng. Để chỉ số ROA tăng cao, công ty có thể tăng ROS bằng cách thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí hoặc tăng vòng quay tổng tài sản theo cách nâng hiệu quả đầu tư vốn vào từng loại tài sản. Trong giai đoạn 2011- 2013, chỉ số ROE của công ty có biến động . Để duy trì được chỉ số ROS tăng, công ty phải luôn giữ được mức tăng tăng của lợi nhuận sau thuế và có thể tăng việc sử dụng nợ để đẩy hệ số đòn bẩy tài chính tăng lên nhưng cần đảm bảo và quản lý tốt các khoản nợ vay để hạn chế rủi ro vay nợ.

Tóm lại, trong điều kiện kinh tế khó khăn mà nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của công ty đạt mức khá cao cho thấy đây là một tín hiệu tốt đối với công ty. Vì vậy, công ty nên thực hiện tốt các chính sách hiện thời và thêm vào đó quản lý tài sản chặt chẽ hơn, giảm bớt chi phí, tăng lợi nhuận để nhóm chỉ tiêu này cao hơn trong thời gian tới.

Nhóm chỉ tiêu về quản lý tài sản 2.4.1.3

Tài sản là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy sử dụng hiệu quả tài sản là một vấn đề quan trọng trong bất kì doanh nghiệp nào. Và để hiểu hơn về vấn đề này người ta đã lượng hóa nó thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản. Dưới đây là biểu đồ hiệu suất sử dụng tổng tài sản dựa vào phụ lục 5:

Biểu đồ 2.11. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp) Nhìn vảo tỷ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong ba năm, ta thấy được vào năm 2013 toàn bộ tài sản được sử dụng một cách hiệu quả nhất đạt 2,73 lần trong khi năm 2011 hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản là 2,21 lần và năm 2012 chỉ là 1,94 lần. Ở đây có thể hiểu rằng 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu được 1.94 đồng doanh thu thuần. Chỉ số này giảm do doanh thu thuần có tốc độ giảm (giảm 14,1%) nhanh hơn so với tốc độ giảm của tốc độ tài sản (giảm 3,3%). Mặt khác, trong giai đoạn này công ty thu hẹp hoạt động kinh doanh dẫn đến việc đầu tư tài sản cho hoạt động kinh doanh ít, hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao. Năm 2012 - 2013: hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên đáng kể (năm 2012 là 1,94 lần, năm 2013 là 2,73 lần). Có sự tăng lên như vậy là do công ty đã thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh, doanh thu của công ty trong giai đoạn này tăng mạnh, đồng thời tài sản của công ty được sử dụng một cách ổn định. Công ty cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản của DN cho có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho DN.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp dầu khí Toàn Cầu.PDF (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)